Siêu thị Co.opmark Hà Tĩnh trưng bày hơn 1.000 sản phẩm phục vụ thị trường tết mang nhãn mác riêng của Co.opmark. Ảnh: Hoàng Ngà /TTXVN |
Trong khi đó, các mô hình bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng từ 25% đến 30% thị phần bán lẻ Việt Nam, còn 70% đến 75% thị phần thuộc về các mô hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp hóa và chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ nội địa. Nguồn hàng của nhóm này vẫn tiếp tục là hàng Việt Nam với các lợi thế nhất định như chi phí logistics thấp hơn do không phải di chuyển quá xa, tiết kiệm được chi phí cho các thủ tục nhập khẩu, ưu thế về thực phẩm tươi sống, chất lượng…
Do đó, khả năng hàng hóa nhập khẩu theo chân các nhà bán lẻ nước ngoài chi phối hoặc thống lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới là rất ít có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc, Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) khuyến cáo, nếu hàng Việt không được cải thiện về chất lượng, không tận dụng các lợi thế về khoảng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không thu hút được người tiêu dùng Việt…thì khó tránh nguy cơ bị hàng nhập khẩu chiếm mất thị phần.