TPP và RCEP - cơ hội thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam

Nhật báo "Business Times" nước này mới đây đã đăng bài viết nhận định việc kết thúc sớm đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tạo tiến triển trong đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ góp phần tạo thuận lợi lớn cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.


Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, những thỏa thuận liên khu vực lớn như TPP và RCEP thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các nước đang tham gia đàm phán, trong đó có cả Singapore và Việt Nam, bởi trước hết TPP và RCEP sẽ mở cửa thị trường thương mại giữa các nước thành viên với những điều khoản và điều kiện tốt hơn so với các nước không phải thành viên. 


Thứ hai, các thỏa thuận này cũng sẽ mở ra những cơ hội đáng kể cho dòng đầu tư ra vào, chẳng hạn xét đến việc Singapore đang mở rộng nhanh chóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hầu hết đầu tư của Singapore là ở 5 khu công nghiệp chung, với số vốn dự kiến khoảng 506 triệu SGD (tương đương gần 8.000 tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm nay. Singapore hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam, với vốn đầu tư tích lũy hơn 30 tỉ SGD (khoảng 470.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong khi các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) có thể tạo ra nền tảng đầu vào dễ dàng, doanh nghiệp Singapore lại không được phép có sự linh hoạt và tiếp cận tối đa thị trường địa phương. Đây chính là điểm mà sự hội nhập sâu sắc và chất lượng cao hơn của TPP và RCEP có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể.


Dây chuyền sản xuất sản phẩm gỗ nội thất của một công ty. Ảnh: Quách Lắm-TTXVN.


Hiện Singapore và Việt Nam đang kết nối thông qua ASEAN, với triển vọng cải thiện điều kiện kinh doanh lớn hơn do nhiều điều khoản của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được thực hiện. Tuy nhiên, AEC cũng tạo ra lợi ích cho hầu hết doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN khác. Trong chuỗi giá trị hoặc cung ứng phức tạp hiện nay, sản phẩm đầu vào và cuối cùng ngày càng cần thiết cho những thị trường phi ASEAN khác nhau. Chính vì thế, các thỏa thuận liên khu vực như TPP và RCEP ghi nhận sự cần thiết phải tạo ra thỏa thuận thương mại lớn hơn, gồm nhiều lựa chọn hơn về địa điểm, đầu tư, và doanh số hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhỏ hơn. 


"Business Times" cho rằng đối với Việt Nam, triển vọng gia nhập TPP đã dẫn đến dòng vốn đầu tư tăng. Phần lớn đầu tư mới nằm trong lĩnh vực dệt may, chủ yếu do các doanh nghiệp Hàn Quốc và Trung Quốc bắt đầu xây dựng các nhà máy dệt và nhuộm với chi phí cao. Tuy nhiên, một khi nội dung đàm phán TPP trở nên rõ ràng hơn, cơ hội sẽ tăng cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động ở một trong những thị trường có chi phí thấp nhất nhưng có tốc độ phát triển nhanh nhất này. 


Thứ ba, các điều khoản bổ sung trong TPP có thể củng cố những sáng kiến khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn, là một thành viên, Việt Nam sẽ thay đổi một loạt luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ tốt hơn thương hiệu của doanh nghiệp. Nhiều tiêu chuẩn trong những lĩnh vực như thực phẩm và yêu cầu ghi nhãn cũng có thể trở thành yếu tố gắn kết chặt chẽ hơn giữa Việt Nam với Singapore.



TTXVN/Tin tức

Đàm phán TPP tiếp diễn vào cuối tháng 1
Đàm phán TPP tiếp diễn vào cuối tháng 1

Vòng đàm phán sắp tới về TPP dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng Một tại New York (Mỹ).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN