TP Hồ Chí Minh nỗ lực kéo giảm số vụ tai nạn lao động

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, để giảm thiểu các vụ tai nạn lao động cần tăng cường đội ngũ giám sát, kiểm tra các hoạt động thi công tại công trình xây dựng trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Các công trình xây dựng cần đặt việc đảm bảo an toàn lao động lên hàng đầu. 

Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, qua báo cáo của hơn 4.200 doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động có trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2021 đã xảy ra 544 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), giảm 46% so với năm trước; số người chết và bị thương là 549 người, giảm hơn 46% so với năm trước.

Các vụ TNLĐ nghiêm trọng chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực thi công xây dựng, các vụ TNLĐ còn lại tập trung tại các cơ sở sản xuất công nghiệp như: may trang phục, gia công kim loại, sản xuất giày dép, thuộc da... Nguyên nhân xảy ra tai nạn phần lớn do người lao động vi phạm nội quy, quy trình, biện pháp làm việc thiếu an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và lỗi của người sử dụng lao động.

Về thiệt hại kinh tế, trong năm 2021, các vụ TNLĐ đã làm thiệt hại hơn 12,6 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu là chi phí bồi thường, trợ cấp, chi phí trả lương cho người bị tai nạn trong thời gian điều trị và chi phí y tế.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, để giảm thiểu tai nạn lao động, thời gian tới cần nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ giám sát, kiểm tra các hoạt động thi công tại công trình; không chỉ giám sát chất lượng xây dựng công trình mà còn cả người lao động làm việc tại đó để tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Mặt khác, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan liên quan cần tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho toàn bộ người lao động đang làm việc tại các công trình, bao gồm cả nhóm lao động thời vụ, lao động phổ thông; điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho chính bản thân người lao động mà còn cho những bộ phận liên đới thi công, tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, đơn vị.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Bỏ quy định cách ly F0, Anh đẩy người lao động vào thế mắc kẹt
Bỏ quy định cách ly F0, Anh đẩy người lao động vào thế mắc kẹt

Ngày 21/2, Anh tuyên bố dỡ bỏ toàn bộ quy định phòng chống COVID-19, bao gồm cả quy định bắt buộc cách ly F0. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến người lao động không may mắc bệnh phải đối mặt với lựa chọn tồi tệ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN