Tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân ở Bạc Liêu

Trong lúc thời tiết nắng nóng bất thường trên diện rộng tại Bạc Liêu, gần 10.000 ha nuôi tôm đã bị ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại vật chất cho người nuôi tôm.

Ảnh minh họa

Việc tôm chết trên diện rộng và chưa rõ nguyên nhân trong thời gian qua ở vùng Nam Quốc lộ 1 đã tạo tâm lý lo lắng cho người nuôi. Vì vậy, người dân chưa dám thả nuôi mới, nên diện tích khắc phục hiện vẫn dừng ở con số khoảng 1.400 ha. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Bạc Liêu, trong tuần này, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiến hành kiểm tra tình hình tôm chết trên địa bàn tỉnh để tìm hiểu nguyên nhân và bàn các giải pháp khắc phục. Ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi; đồng thời nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh và hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời trong việc xử lý đáy ao; không dùng thuốc có nguồn gốc bảo vệ thực vật trong xử lý nuớc.

Hiện nay, việc kiểm tra con giống nhập tỉnh còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, tình hình cung ứng con giống tại chỗ tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nguời nuôi nên con giống ''trôi nổi'' vẫn còn có đường sống.

Qua kiểm tra của trạm kiểm dịch giống thuỷ sản, trong tháng 4, toàn tỉnh đã xét nghiệm trên 3.575 mẫu tôm, có đến 766/1.978 mẫu bị nhiễm bệnh; 45/247 mẫu bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và 19 mẫu nước bị nhiễm khuẩn phải xử lý.
Cao Thăng (TTXVN)
Đồng bằng SCL thất thu hàng ngàn tỉ đồng do tôm chết
Đồng bằng SCL thất thu hàng ngàn tỉ đồng do tôm chết

Tôm bị chết nhiều trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 và tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu. Trong đó có 30.000 ha tôm chết bởi hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, trên 40.000 ha bị thiệt hại do các loại bệnh khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN