Tin vui cho nhà nông khi nhiều đối tác nhập khẩu gạo truyền thống đã quay trở lại

Những ngày cuối tháng 5, xuất khẩu gạo Việt Nam thêm nhiều tin vui khi có thêm đơn hàng từ các nhà nhập khẩu truyền thống. Đây cũng là tin vui cho nông dân khi có thêm đầu ra ổn định.

Sau thời gian gián đoạn do tự túc được lương thực, Bangladesh vừa đồng ý ký kết gia hạn MOU về Thương mại gạo ở cấp Chính phủ để tiếp tục mua gạo của Việt Nam. Theo đó, Bản ghi nhớ MOU mới được ký gia hạn lần này sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký (2017-2022). Hàng năm, tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn.


Ngay sau khi ký kết, phía Bangladesh đã thông báo muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250.000 – 300.000 tấn gạo trắng 5%. Các đối tác Bangladesh cũng đánh giá cao chất lượng, giá cả cũng như cách thức triển khai hợp đồng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong những lần hợp tác trước. Là thị trường đầy tiềm năng với dân số đông (trên 170 triệu người), Bangladesh có sức tiêu thụ lúa gạo được đánh giá cao trong khi khả năng cung ứng lương thực còn thấp, thường xuyên phải đối mặt với mất mùa, thiên tai.

Xuất khẩu gạo đã bắt đầu ấm lên giúp nhà nông vơi đi nỗi lo đầu ra.

Tin vui khác cũng từ đối tác truyền thống Philippines khi quốc gia này cũng đang xem xét nhập khẩu 250.000 tấn gạo nhằm bổ sung cho lượng tồn kho đệm trong những tháng không thu hoạch (khoảng từ tháng 7-9). Còn mới đây, các doanh nghiệp trong nước cũng đã đấu thầu cung cấp 40.000 tấn gạo cho Malaysia và Việt Nam cũng đã bán cho Iraq 40.000 tấn gạo Jasmines. Riêng Trung Quốc, tuy kiểm soát chặt chẽ việc mua bán qua biên giới nhưng thị trường này lại tăng cường nhập khẩu chính ngạch.


Số liệu thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 1,6 triệu tấn, với trị giá xuất FOB hơn 701 triệu USD. Mặc dù xuất khẩu gạo của cả nước trong 4 tháng đầu năm vẫn còn thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm, nhưng bắt đầu từ tháng 4 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục khi đơn hàng đã tăng trở lại và cao hơn tháng trước đó, cũng như cùng kỳ năm 2016.


Lê Nghĩa/Báo Tin Tức
Xuất khẩu gạo chất lượng cao: Cơ hội để doanh nghiệp vượt khó
Xuất khẩu gạo chất lượng cao: Cơ hội để doanh nghiệp vượt khó

Dù xuất khẩu gạo từ đầu năm 2017 đến nay gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh cả số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, thế nhưng các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn phân khúc thị trường mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN