Thương mại Việt Nam - Pháp liên tục tăng trưởng

Theo Bộ Công Thương, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam - Pháp đã có những bước phát triển tích cực.

Việt Nam là một trong các nhà cung cấp hàng đầu quần áo sang Pháp. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Nhìn chung, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Pháp tăng mạnh hơn hàng hoá của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Trong những năm gần đây, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp luôn lớn hơn trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ thị trường này nên cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam. Đáng chú ý là mức thặng dư thương mại này liên tục tăng kể từ năm 2010 đến nay.

Tổng kim ngạch thương mại Việt - Pháp năm 2016 đạt 4,136 tỷ USD, giảm 1,83% so với năm trước; trong đó xuất khẩu sang Pháp năm 2016 đạt 2,999 tỷ USD tăng 1,58% và nhập khẩu đạt 4,136 tỷ USD giảm 9,8%. Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp đạt hơn 4,6 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2016; trong đó, xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, tăng 11,8% và nhập khẩu đạt 1,3 tỷ USD tăng 11,1%.

Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm: giầy dép; dệt may; đồ gia dụng; hàng nông, lâm, thuỷ sản; đá quý, đồ trang sức; đồ điện, điện tử; dụng cụ cơ khí; gốm sứ các loại; cao su; than đá; đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí; sản phẩm nhựa; hàng mây tre đan…

Năm 2017 xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện sang Pháp đạt hơn 1.131 triệu USD. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, mặt hàng này giữ vị trí cao nhất trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp. Tiếp theo là sự tăng trưởng ngoạn mục về xuất khẩu dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 526,6 triệu USD. Giày dép và máy tính và linh kiện lần lượt tụt xuống vị trí thứ ba và thứ tư với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 436 và 211 triệu USD.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn; trong đó, dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải luôn chiếm tỷ trọng đáng kể và kim ngạch nhập khẩu cao. Tổng kim ngạch năm 2017 tăng 11,6%. Xét cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhu cầu của thị trường Pháp khá ổn định đối với một số nhóm mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế sản xuất, cụ thể là thiết bị máy, thiết bị điện tử; sản phẩm từ gỗ, giấy và các tông; dệt may, da giầy; sản phẩm từ cao su, nhựa, khoáng.


Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang các thị trường EU, đặc biệt là Pháp rất thuận lợi. Mỗi năm dệt may xuất khẩu vào EU 18-19% tổng kim xuất khẩu dệt may đi các nước, trong đó có Pháp chiếm đáng kể. Việt Nam là một trong các nhà cung cấp hàng đầu quần áo sang Pháp.

Ông Giang chia sẻ, hàng dệt may xuất khẩu vào Pháp có ưu thế về chất lượng. Về phía Pháp đòi hỏi tính minh bạch chặt chẽ, bởi vậy sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần có giá tốt, mà còn phải thực hiện tốt các yêu cầu về tuân thủ các chính sách xã hội cho người lao động vì các yếu tố này khiến doanh nghiệp Pháp đặt niềm tin khi mua hàng Việt Nam. Giá sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh rất tốt với các nước khác....

Hằng Trần (TTXVN)
Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp
Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp

Nhận lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Pháp từ ngày 25-27/3/2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN