Ba quốc gia trên đã đưa ra một kế hoạch gọi là Chương trình thỏa thuận sản lượng xuất khẩu (AETS) trong cuộc họp mới đây tại Hội đồng cao su ba bên quốc tế (ITRC) ở Bangkok, Thái Lan. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Darmin Nasestion cho biết việc thực hiện AETS sẽ có hiệu lực trong ba tháng tới.
Đây cũng là thời điểm mà nguồn cung cao su giảm một cách tự nhiên hàng năm, khi cây cao su rụng lá và người nông dân ngừng thu hoạch mủ. Xét về sản lượng cao su, Thái Lan là nước sản xuất nhiều nhất trong khu vực với 52%, theo đến là Indonesia 38% và Malaysia 10%.
Theo các nhà sản xuất cao su, việc giảm xuất khẩu rất quan trọng để khôi phục giá cơ bản của cao su tự nhiên thông qua việc giảm nguồn cung và giúp đẩy giá lên.
Giá cao su trên thị trường hiện ở mức 1,45 USD/kg, trong khi đó, giá mà nông dân Indonesia bán ra thậm chí còn thấp hơn nhiều, chỉ dao động ở mức 0,5-0,55 USD/kg (7.000-7.500 rupiah/kg).
Ngoài việc giảm xuất khẩu cao su, hai chiến lược khác mà ITRC đã đưa ra là Chương trình thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước (DPS) ở mỗi quốc gia và Chương trình quản lý cung ứng (SMS) liên quan đến cam kết trồng lại cao su tự nhiên.