Tăng cường quản lý giá trong những tháng cuối năm

"Trong 6 tháng cuối năm, công tác quản lý và điều hành giá sẽ được thực hiện với mục tiêu tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhưng vẫn nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh", Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và dự kiến chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2012 của ngành diễn ra tại Hà Nội ngày 28/6.




Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ cơ bản ổn định trong thời gian tới. Nguồn: Internet.


Để thực hiện được mục tiêu trên, Cục Quản lý giá cho rằng cần tiếp tục kiên trì cơ chế gíá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền tự định hóa và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô là chủ yếu.

 

Đồng thời tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu, chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp đối với giá một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá, sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.

 

Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân sẽ cơ bản ổn định trong thời gian tới. Cụ thể, giá gạo trên thị trường tiếp tục ổn định do cả nước đang bước vào thu hoạch vụ chiêm xuân, nguồn cung gạo khá dồi dào.

 

Nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân không cao, đồng thời nếu các loại dịch bệnh trên lợn không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ dẫn tới giá lợn hơi tiếp tục giảm.

 

Tuy vậy, Sở Công Thương Hà Nội cũng khẳng định, việc giá lợn giảm liên tục có thể làm bà con nông dân bỏ chuồng, dẫn đến tình trạng nguồn cung thịt lợn sẽ thiếu nghiêm trọng vào các tháng cuối năm.

 

Riêng giá rau củ tăng nhẹ do tháng tới thời tiết có mưa bão, diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung rau. Một mặt, nhiều công ty kinh doanh gas vừa mới điều chỉnh giá gas bán lẻ trong nước với mức tăng 11.000 đồng/bình 12 kg, là một trong những yếu tố trực tiếp tác động đến CPI của Hà Nội tháng 7.

 

Tháng 7 cũng là tháng diễn ra các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và nhu cầu du lịch tăng, nên chỉ số nhóm dịch vụ ăn uống ngoài gia đình sẽ tăng. Dự báo, chỉ số CPI Hà Nội tháng 7 sẽ tăng khoảng 0,08% so với tháng 6.

 

Để góp phần bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và 7 tỉnh miền núi phía Bắc khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội, nhằm tạo nguồn cung ứng hàng hóa ổn định, lâu dài.

 

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên cơ sở đó cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố. Cũng để bảo đảm nguồn cung hàng hóa được đầy đủ, Sở Công Thương chủ động phối hợp cùng các ngành, các cấp và chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, chủ động, tăng cường khai thác nguồn hàng, dự trữ hàng hóa, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa; đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.

 

Hai tuần qua, giá gạo trên thị trường Hà Nội vẫn ổn định; giá thịt lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 5; giá các mặt hàng thịt lợn mảnh tại các chợ cũng giảm nhẹ, khoảng 5.000 đồng/kg; giá thịt gà công nghiệp làm sẵn giảm 5.000 đồng; trứng gà ta giảm 3.000 đồng/chục... Cùng với các mặt hàng khác như xăng dầu, thép... giảm, đã khiến chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội giảm sau thời gian dài tăng liên tiếp.

 

TTXVN/ Tin Tức

Giá nước sạch sinh hoạt tăng từ 11/7
Giá nước sạch sinh hoạt tăng từ 11/7

Theo đó, so với quy định hiện hành, khung giá nước sạch đã có biến động khá lớn. Cụ thể, nước sạch ở đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 sẽ có giá tối đa là 18.000 đồng/m3 và tối thiểu là 3.500 đồng/m3 (khung giá hiện hành giá tối đa là 12.000 đồng/m3, và giá tối thiểu là 3.000 đồng/m3).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN