Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 8,6% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Bộ Công Thương, so với tháng 9/2013, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,6%. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,7%.

Về tình hình tiêu thụ sản phẩm: Tính đến hết tháng 9 năm 2014, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9% so với cùng kỳ, trong đó tiêu thụ tăng cao ở những nhóm hàng như: sản xuất da và sản phẩm có liên quan, sản xuất giày dép, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ... tăng trên 10%.

Biểu đồ cho thấy tồn kho từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm.


Những nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm như: sản xuất mì ống, mì sợi (-31,6%), sản xuất thuốc lá (-8,7%), sản xuất mô tô, xe máy (-11,3%)...

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất chế biến thực phẩm (+16,8%), sản xuất đồ uống (+20,8%), sản xuất trang phục (+39,6%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+41,9%), sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (+44,8%)...

Bộ Công Thương nhận định ngành dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, điện tử (điện thoại di động) có sự tăng trưởng cao, tuy nhiên giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.

Ngành khai khoáng đang ở mức ổn định, tập trung ở những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của sản xuất như than, đá, cát, sỏi, đất sét... Những sản phẩm vẫn tồn kho tăng cao là những sản phẩm phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ dân sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn và sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh.

Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước; kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức cao như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; linh kiện điện thoại; nguyên phụ kiện dệt may, da giày. Vì vậy, song song với việc tiếp tục củng cố vị trí tại các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn lực, đầu tư thiết bị công nghệ phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động cung ứng nguyên phụ liệu.

9 tháng năm 2014 xuất siêu ước khoảng 2,47 tỷ USD, bằng 2,3% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất siêu 6,9 tỷ USD, nếu kể cả dầu thô khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu khoảng 12,7 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 10,23 tỷ USD.

Hoàng Dương

Sản xuất công nghiệp phục hồi

Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1%...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN