Phấn đấu đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 45% nhu cầu sản xuất nội địa

Đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa và đến năm 2025, con số này tăng lên là 65%.

Sản xuất dây điện tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Tiến Thịnh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Đây là mục tiêu của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Chương trình, trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 sẽ tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 3 lĩnh vực: linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày; công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

Trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng, sẽ phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm năm 2025, cung ứng được 55% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày sẽ phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75 - 80%.

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, sẽ phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao.

Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

TTXVN/Tin Tức
 Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp hỗ trợ
Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Nhưng đây là lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và yếu, nên việc nâng cao nội lực cho doanh nghiệp để phát triển lĩnh vực này là vấn đề sống còn nhằm thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN