Mỗi doanh nghiệp chỉ đóng góp cho ngân sách khoảng 1,7 tỷ đồng/năm

Trung bình một doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 1,7 tỷ đồng/năm. Đây là một con số quá thấp, thể hiện sự hoạt động không hiệu quả của doanh nghiệp.

Sáng nay 11/4, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2016. Theo báo cáo được công bố, năm 2016 cả nước có 477.808 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, tăng 8% so với năm 2015 (không bao gồm các doanh nghiệp đã đăng ký, chưa đi vào hoạt động, các doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký).

Công nhân may hàng may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH Hoan Vinh (xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành). Ảnh: Nam Thái/TTXVN

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương có số lượng doanh nghiệp cao, hai thành phố này có tổng số lượng doanh nghiệp bằng trên 50% tổng số lượng doanh nghiệp cả nước. Trong đó, TP Hồ Chí Minh chiếm 33,6%, Hà Nội là 23,1%.  

Năm 2016 cũng ghi dấu ấn với số doanh nghiệp thành lập mới với con số kỷ lục trên 110.000 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm trước đó.

Mặc dù chưa đưa ra con số đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp của năm 2016 là bao nhiêu (đại diện Tổng cục Thống kê thông tin do chưa có tổng kết-PV), nhưng nhìn vào con số này của năm 2015 thì đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp là 746,4 nghìn tỷ đồng. Nếu trừ đi số tăng 8% doanh nghiệp năm 2016 so trung bình mỗi doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách nhà nước của năm 2015 vào khoảng 1,7 tỷ đồng (PV). 

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) cho rằng, con số này đã phản ánh hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp thấp. 

Điều này cũng là một trong những nguyên nhân tại sao năm 2016 ghi nhận con số doanh nghiệp thành lập mới đạt lỷ lục nhưng tăng trưởng kinh tế GDP của quý I năm 2017 vẫn đạt thấp (5,1%).

Tại buổi công bố chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2017 vào cuối tháng 3 vừa quan, ông Phạm Đình Thúy cũng đã khẳng định, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhưng quy mô doanh nghiệp chủ yếu vẫn là vừa và nhỏ, siêu nhỏ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng đưa ra con số, trong số 110.000 doanh nghiệp thành lập mới của năm 2016, thì có 98.757 doanh nghiệp đi vào hoạt động (chiếm ỷ lệ 89,7%). Trong đó, có tới 35,4% là hoạt động trong ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe máy ô tô; chỉ có 13,72% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biền chế tạo nên đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng chưa thể nhiều. 

Xuân Phong/Báo Tin Tức
Nhiều doanh nghiệp nhỏ vừa ‘khai sinh’ đã ‘chết’
Nhiều doanh nghiệp nhỏ vừa ‘khai sinh’ đã ‘chết’

Hiện số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.268 đơn vị, tăng 12% so với cùng kỳ và phần lớn trong số này có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, do quy mô nhỏ, tiềm lực yếu nên ngay khi mới “khai sinh”, nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ vững trước sức ép, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN