Cụ thể, giá lúa tươi đặt cọc đối với giống OM 5451 và Đài Thơm 8 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.200 đồng/kg, giống lúa OM 18 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.400 đồng/kg, giống lúa Jasmine 85 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.500 đồng/kg, các giống lúa ST24 và RVT có giá bán từ 7.000 đồng/kg đến 7.200 đồng/kg.
Hiện ngành chức năng phân công cán bộ bám sát địa bàn nắm tình hình và chủ động khuyến cáo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các sinh vật gây hại, nhất là các đối tượng như rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, bạc lá trên lúa. Cũng như thường xuyên phối hợp thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn sát hợp với tình hình thực tế.
Cũng theo ông Trần Chí Hùng, do lưu lượng dòng chảy sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long giảm gần 50%, do đó khả năng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng là rất cao. Các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cần thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để chủ động trong công tác phòng chống xâm nhập mặn, bảo vệ lúa Đông Xuân hiệu quả.
Đến trung tuần tháng 2/2021, tại Hậu Giang đã xuất hiện mặn xâm nhập vào địa bàn thành phố Vị Thanh với nồng độ cao nhất là 3,9‰, tại đầu kênh Mười Thước (huyện Long Mỹ) có độ măn cao nhất đo được là 2,4‰ và tại cống Hóc Pó là 3,4‰.
Vụ lúa Đông Xuân 2020-2021, nông dân tỉnh Hậu Giang gieo sạ khoảng 77.000ha; trong đó, giống lúa thơm như Jasmine 85, nhóm giống ST, Đài Thơm 8,... chiếm tỉ lệ 20-30%; giống lúa chủ lực xuất khẩu như OM5451, OM18, OM4900, OM6976, OM7347... chiếm tỉ lệ 50-60% ; giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng trung bình như IR 50404, OM576 ..., chiếm tỉ lệ10-20%.
Đến nay, đã có 40 công ty, doanh nghiệp bao tiêu vụ lúa Đông Xuân 2020 – 2021 trên địa bàn Hậu Giang được hơn 38.000 ha.