Kinh tế Đức: Những yếu tố cần được cải cách

Các chuyên gia đánh giá một số giải pháp của chính phủ Đức như sự ra đời của chính sách tiền lương tối thiểu áp dụng trên toàn quốc và các gói lương hưu có thể làm suy yếu sự phát triển của nền kinh tế quốc gia này.

Hội đồng các chuyên gia kinh tế Đức ngày 2/11 công bố Báo cáo thường niên kinh tế Đức năm 2016, trong đó chỉ trích chính phủ liên bang đã không tận dụng hết năng lực kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này để cải cách theo hướng kinh tế thị trường. Trước hết là vấn đề lương hưu, các chuyên gia đề nghị cần có những hành động cụ thể. Thủ tướng Angela Merkel cũng đã bác bỏ những chỉ trích từ phía Hội đồng.

Nền kinh tế của Đức được xem là đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ mà không tính đến nhu cầu cải cách lớn. Tuy nhiên, trong báo cáo đầy “quyền lực” của mình, Hội đồng các chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn chỉ trích “Chính phủ liên bang đã không tận dụng tối đa những điều kiện phát triển kinh tế tốt trong những năm gần đây để cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp nội các ở thủ đô Berlin ngày 2/11. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá về một số giải pháp của chính phủ Đức như sự ra đời của chính sách tiền lương tối thiểu áp dụng trên toàn quốc và các gói lương hưu có thể làm suy yếu sự phát triển của nền kinh tế quốc gia này. Họ đề nghị, để khắc phục những điểm yếu trên, trong những năm tới đây, vấn đề về năng lực cạnh tranh và khả năng định hướng tương lai cần được đẩy mạnh.

Nhóm các chuyên gia đã đưa ra những đề xuất cụ thể như cắt giảm đều đặn việc tăng thuế, tăng tuổi lao động theo sự già hóa dân số và tăng tiền lương lao động. Trong dài hạn kể từ năm 2030, theo tuổi người lao động thì tỷ lệ đóng góp của họ sẽ giảm, mức độ bảo vệ được tăng lên và “việc nâng độ tuổi nghỉ hưu theo luật định là rất cần thiết".

Đề xuất của Hội đồng các chuyên gia kinh tế Đức được xem là có cơ sở, bởi trong tháng 8 năm nay, Ngân hàng Bundesbank của Đức đã đưa ra ý tưởng gây nhiều tranh cãi khi đề nghị tăng tuổi người lao động lên 69 tuổi vì họ đánh giá tình hình ngân sách dành cho lương hưu hiện là thỏa đáng và cần phải có những thay đổi để đảm bảo sự bền vững của hệ thống lương hưu. Bundesbank đề xuất việc từng bước tăng dần tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từ 65 lên 67 vào năm 2029 và lên 69 tuổi vào năm 2060. Các nhà kinh tế đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng của Bundesbank, trong khi đó Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabrie, Đảng Dân chủ Xã hội, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Merkel phản đối hoặc thậm chí vấn đề trên cũng không được nêu ra trong nội bộ các đảng này.

Ngoài vấn đề độ tuổi lao động và lương hưu, báo cáo của các chuyên gia kinh tế nêu trên cũng chỉ trích chính sách giáo dục. Họ cho rằng, để có được xu hướng phát triển đi lên, nền kinh tế Đức cần một chính sách giáo dục tốt hơn. Báo cáo dài 536 trang của Hội đồng các chuyên gia đề nghị “cần tập trung để cải thiện sự bình đẳng về cơ hội” và các giải pháp được kể đến gồm: làm cho hệ thống giáo dục linh hoạt hơn, trẻ nhỏ trước năm học đầu tiên cần được học miễn phí và được quan tâm với trách nhệm cao. Ngoài ra, tính tự lập cần phải được khuyến khích và cần loại bỏ những áp lực trong nhiều ngành nghề. Dù sao đi nữa thì thị trường lao động vẫn có quy định theo luật. Mức lương tối thiểu đã phần nào cản trở việc tạo ra các công việc với năng suất thấp.


Thủ tướng Angela Merkel đã bác bỏ cáo buộc thiếu “thiện chí” với việc cải cách mà các chuyên gia kinh tế đưa ra. Trong buổi bàn giao báo cáo thường niên của các chuyên gia kinh tế với tiêu đề “Thời gian để cải cách”, Thủ tướng Đức đã bày tỏ quan điểm "Chính phủ liên bang đang cảm nhận những thay đổi và nghĩ đến tiến trình cải cách lâu dài". Với Chính phủ liên bang, bà khẳng định “sẽ luôn luôn có thời gian để tiến hành việc cải cách”. Cùng quan điểm với Thủ tướng Merkel, Bộ Kinh tế Đức cũng đã phản bác lại các chỉ trích của nhóm các chuyên gia bằng việc công bố bản danh sách nhiều trang về các giải pháp cải cách kinh tế đã được thực hiện hoặc đã được phê duyệt, kể cả vấn đề tài chính, chi tiêu.

Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra đánh giá về sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội năm nay tăng từ 1,5% lên 1,9%, trong khi rút dự báo cho năm 2017 từ 1,6% xuống còn 1,3%. Theo họ, đánh giá như vậy là phù hợp với định mức phát triển mà các viện nghiên cứu hàng đầu và chính phủ Đức đưa ra.

Thanh Bình
Mâu thuẫn trong kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của Đức
Mâu thuẫn trong kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của Đức

Chính phủ liên bang Đức đang lên kế hoạch ban hành một dự luật “cứng nhắc” về “cắt giảm sử dụng khí đốt” nhằm bảo vệ môi trường nhưng lại gặp phải “phản kháng” từ các doanh nghiệp, tập đoàn khí đốt của quốc gia này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN