Hoàn thiện khung khổ pháp luật và thể chế

Chủ trì đàm phán về việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đã trả lời nhiều câu hỏi về những thách thức liên quan đến hoàn thiện khung khổ pháp luật và thể chế của nước ta.


Thưa Thứ trưởng, TPP có đặt ra những thách thức gì về việc hoàn thiện thể chế?

Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP.

Dẫn tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, theo Bộ Công Thương, trong điều kiện các yếu tố đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

Để thực thi cam kết trong TPP, chúng ta sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường … Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình.

Rất nhiều cam kết của Việt Nam sẽ được thực hiện theo lộ trình. Độ lớn của các tác động từ TPP sẽ tăng dần theo thời gian chứ không phải tác động ngay lập tức.


TPP có cam kết mức lương tối thiểu để đảm bảo mức sống cho người lao động không, thưa ông?

Lương tối thiểu là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động. Mọi nước đều có quy định về lương tối thiểu, còn mức lương bao nhiêu là do các quốc gia tự quyết định. TPP không can thiệp vấn đề này.


Ông đánh giá thế nào về mức độ sẵn sàng của DN với các cam kết trong TPP?

Tôi tin tưởng rằng trong chừng mực nào đó, các DN đã có sự sẵn sàng nhất định vì đây không phải là lần đầu tiên chúng ta hội nhập. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của chúng ta đã diễn ra từ năm 1995. Tôi cho rằng các DN Việt Nam cũng như nền kinh tế đủ sức tiến vào cuộc chơi mới, thực thi các cam kết của TPP. Chúng tôi tin tưởng rằng nếu chúng ta nắm bắt được các cơ hội do TPP mang lại thì chắc chắn nền kinh tế sẽ mạnh lên, vượt qua thách thức, biến cơ hội thành thắng lợi.
Thu Hường - Nam Hoàng
TPP sẽ mang lại “cú hích” cho xuất khẩu
TPP sẽ mang lại “cú hích” cho xuất khẩu

Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 nước thành viên tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, việc các nước giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo “cú hích” lớn cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi ích sẽ chỉ có được khi chúng ta tận dụng tốt. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ CôngThương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP, tại cuộc họp báo chiều 9/10.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN