Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp nông nghiệp nông thôn

Ngày 18/9, Trung ương Hội Nông dân đã tổ chức tọa đàm “Các giải pháp nông dân khởi nghiệp”, nhằm hỗ trợ và khơi dậy các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang còn ít hiện nay tại các địa phương.

Hơn 300 đại biểu tiêu biểu của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2017; đã tham dự chương trình.

Buổi tọa đàm này nhằm hưởng ứng phong trào Khởi nghiệp Quốc gia, góp phần định hướng và hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo, sản sinh ý tưởng kinh doanh của nông dân trong cả nước nhất là các hội viên nông dân trẻ có niềm đam mê và mong muốn phát triển ngành nông nghiệp...

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, phong trào khởi nghiệp Quốc gia đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ ai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn ít.

Tọa đàm “Các giải pháp nông dân khởi nghiệp”. 

Theo ông Môn, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất phải tập trung vào chất lượng thay số lượng, gia tăng tính cạnh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Điều này nông dân không thể thực hiện một mình nếu thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ đồng hành của doanh nghiệp, nhà nước.


Chia sẻ về khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp, nông dân Nguyễn Đăng Cường, Thuận Thành, Bắc Ninh (một trong 20 mô hình khởi nghiệp thành công) chia sẻ: Sau vài năm bươn chải đủ nghề, năm 2004, anh trở về quê hương làm trang trại với 1.700 con vịt từ chương trình khuyến nông của huyện. 

Anh đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang nuôi thêm ngan Pháp, chim, lợn… nhưng dịch bệnh, thời tiết đã khiến anh thất bại dồn dập, nợ nần chồng chất. Sau đó, anh bỏ đi làm thuê khắp nơi để trả nợ.

Đầu năm 2007, qua tìm hiểu, anh Cường thấy mô hình nuôi vịt trời phát triển trên cả nước. Tháng 3/2007, anh gây dựng lại trang trại để nuôi vịt trời. Đầu tiên anh nuôi thử, sau đó thấy thị trường tiềm năng, anh bắt đầu tăng quy mô, áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, hạn chế dịch bệnh. Sau hơn 10 năm nỗ lực, đến nay anh đã mở rộng trang trại lên 2,4 ha và có 100.000 con vịt thương phẩm. Mỗi năm thu 15 tỷ đồng từ nuôi vịt trời.

"Trong thời gian tới, tôi sẽ nâng quy mô con giống từ 1.600 con lên 1 vạn con; nuôi thêm ngỗng, cá, lợn… đầu tư thêm hệ thống giết mổ, kho lạnh và xây dựng trang trại thực phẩm sạch như: gạo sạch, rau hữu cơ, cá trê sạch, vịt trời sạch… Chỉ có sản xuất sạch, công nghệ cao mới hạn chế rủi ro cho lĩnh vực nông nghiệp", anh Cường cho hay.

Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp trong nông nghiệp càng khó hơn. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển nhanh, nhiều thanh niên về quê hương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực còn chịu nhiều rủi ro.

Do vậy, ông Tùng cho biết, Bộ sẽ tập trung xây dựng các trung tâm chiếu xạ để  hỗ trợ nông dân có cơ hội xuất khẩu nông sản đi các nước . Đồng thời, kiến nghị các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia thị trường, kinh doanh dịch vụ mới và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp.

Bài, ảnh: H.V/Báo Tin Tức
Tạo đà cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
Tạo đà cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Ngay từ đầu năm nay, nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp đã thông báo rót vốn vào các dự án khởi nghiệp ngành nông nghiệp công nghệ cao và đang tiếp tục tìm dự án triển vọng để đầu tư trong thời gian tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN