Cụ thể: Hải quan Việt Nam tham dự Cuộc họp lần thứ nhất của SCCP trong khuôn khổ hợp tác APEC. Hải quan Việt Nam khẳng định vai trò trong cộng đồng Hải quan ASEAN. Hải quan Việt Nam chủ động hợp tác, hội nhập Hải quan ASEAN. Hải quan Việt Nam với những kết quả nổi bật trong hợp tác ASEAN. Dấu ấn Hải quan Việt Nam qua Chiến dịch Con rồng Mê Kông.
Hải quan Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng, đề xuất các cấp phê duyệt các đề án, chuyên đề, chương trình hợp tác đa và song phương. Trong đó, tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị ADGCM lần thứ 33 tại Phú Quốc; xây dựng báo cáo chuyên đề về sáng kiến an ninh container của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các chương trình hợp tác đa phương và các dự án được triển khai, điều phối đúng theo kế hoạch đề ra chú trọng đến thực hiện các nghĩa vụ thành viên trong các thể chế đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Đồng thời, theo dõi sát tình hình nội, ngoại biên để kiểm soát chỉ đạo điều hành về tình hình XNK, quá cảnh của hàng hoá và phương tiện vận tải qua các cặp cửa khẩu Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào.
Trong hợp tác song phương, Hải quan Việt Nam đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn chuyên gia cấp cao của Hải quan Hoa Kỳ trong khuôn khổ Chương trình Trao đổi dữ liệu Điện tử với nước ngoài (FECDEP). Trình Bộ Tài chính về kế hoạch hợp tác chống vi phạm hải quan với Hải quan Liên bang Nga giai đoạn 2024-2026 và trao đổi để thống nhất nội dung, thời gian và ký kết kế hoạch. Trao đổi với Srilanka để ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Srilanka và Chính phủ Việt Nam về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan; trao đổi với Hải quan Ấn Độ và khả năng đàm phán thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO). Đồng thời chuẩn bị các thủ tục cần thiết để ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về xây dựng năng lực hải quan trong thời gian tới.
Tiếp và làm việc với các đoàn công tác của Hải quan Hà Lan; Hải quan Nhật Bản, Hải quan Hàn Quốc về kế hoạch hợp tác trong năm 2024 giữa hai cơ quan Hải quan và các chương trình liên quan. Đặc biệt, xây dựng kế hoạch hợp tác năm 2024 với Hải quan Trung Quốc nhằm triển khai các nội dung hợp tác đã được ghi nhận tại Tuyên bố chung Việt – Trung; nghiên cứu đề xuất của Đoàn công tác Bộ Thương mại Trung Quốc về việc làm việc và trao đổi với Hải quan Việt Nam về nội dung xây dựng cửa khẩu thông minh và tạo thuận lợi thông quan...
Trong hợp tác đa phương, Hải quan Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thành viên trong các thể chế đa phương như ASEAN, WCO, APEC... Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam tích cực tham gia Phiên đàm phán lần 7 Chương Thủ tục hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định ASEAN – Canada. Đàm phán nâng cấp: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA nâng cấp), theo đó đã thống nhất được 17/22 Điều và dự kiến sẽ hoàn thành đàm phán trong năm 2024.
Các nội dung cần tiếp tục đàm phán chủ yếu liên quan đến các sáng kiến hợp tác đang được triển khai trong ASEAN như thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO, trao đổi chứng nhận điện tử qua Một cửa ASEAN, quá cảnh hải quan; Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA nâng cấp), đến nay, đã thống nhất được 5/26 Điều khoản thuộc Chương CPTF. Tổ chức đoàn đánh giá Chương trình Kiểm soát container tại 4 Nhóm Kiểm soát cảng.
Trong quý II/2024, Hải quan Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện các kết hoạch, nội dung, chương trình Hội nghị ADGCM lần thứ 33 diễn tại Phú Quốc vào tháng 6 được diễn ra thành công.
Tiếp tục tham gia các phiên họp, chương trình hợp tác và các nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ ASEAN, APEC, WCO, GMS; theo dõi, phối hợp trao đổi thông tin các bên liên quan... Chuẩn bị nội dung, phương án và đàm phán phiên 8 Hiệp định ASEAN - Canada FTA...