Giới doanh nghiệp Mỹ thúc giục Nhà Trắng hạn chế hoạt động nhập khẩu thép

Mới đây, các nhà quản lý cấp cao từ 25 doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép và các ngành liên quan của Mỹ đã gửi thư lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để thúc giục chính phủ hạn chế ngay hoạt động nhập khẩu thép.

Theo các nhà quản lý doanh nghiệp, kể từ khi cuộc điều tra theo điều mục 232 trong Chương trình hành động mở rộng thương mại năm 1962 được thông báo trong tháng Tư, hoạt động nhập khẩu thép vào Mỹ tiếp tục tăng.

Viện Sắt Thép Mỹ (AISI) cho biết, tổng lượng thép nhập khẩu trong thời gian từ tháng 1-7/2017 đã tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, với thép nhập khẩu chiếm 28% thị trường thép của Mỹ. Các nhà điều hành doanh nghiệp trong đó có Nucor Corp U.S. Steel, ArcelorMittal và DTE Energy cảnh báo xu hướng nhập khẩu gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến ngành sản xuất thép trong nước và đe dọa an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, hồi tháng 7/2017, khoảng 15 cựu lãnh đạo Hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng (CEA) đã gửi văn bản kiến nghị Tổng thống Trump dừng chính sách tăng thuế đánh vào mặt hàng thép nhập khẩu.

Trong bản kiến nghị, các nhà cố vấn kinh tế từng phục vụ trong cả hai đảng của các nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước đây, khẳng định việc Tổng thống D.Trump áp dụng chính sách tăng thuế nhập khẩu, dựa trên điều mục 232 trong Chương trình hành động mở rộng thương mại năm 1962 "để ngăn ngừa các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia" là điều không nên thực hiện.


Nước Mỹ hiện đã có hơn 150 loại thuế bảo hộ và chống phá giá đối với mặt hàng thép nhập khẩu. Theo các nhà cố vấn kinh tế hàng đầu, việc tăng thêm thuế sẽ gây các tác hại tiêu cực cho mỗi quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh thuộc nhóm đầu trong chuỗi cung ứng sản phẩm thép nhập khẩu của Mỹ, bao gồm Canada, Anh, châu Âu, Đức và Hà Lan…

Trà My (Tổng hợp)
Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ bị chỉ trích tại WTO
Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ bị chỉ trích tại WTO

Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích tại cuộc họp ngày 30/6 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Brazil, Australia, Đài Loan và Nga đã bày tỏ những lo ngại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN