Đặc biệt, đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình đã cùng với UBND đề xuất những giải pháp để ổn định được tư tưởng cho ngư dân; đồng thời tìm hướng để đề xuất các giải pháp cho Chính phủ và các bộ ngành xử lý sớm hậu quả. Tuy nhiên, giámsát sâu về môi trường thì đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình chưa tổ chức vì ở Quảng Bình các nhà máy không có nhiều và cũng chưa có biểu hiện vi phạm gì về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động giám sát của QH trong thời gian qua. Gần đây có rất nhiều vụ việc nóng xảy ra liên quan đến môi trường như vụ Formosa thì vài trò giám sát của QH được thể hiện như thế nào?
Thời gian gian qua QH đã chú trọng đến nhiều việc tổ chức giám sát. Việc giám sát của QH trong nhiệm kỳ qua chủ yếu về các vấn đề về quản lý sử dụng đất đai nông lâm trường, đầu tư công… Còn giám sát về vấn đề môi trường thì các đoàn ĐBQH tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức giám sát; giám sát của UBTVQH chưa được triển khai.
Như ông nói thì trong công tác giám sát của UBTVQH, với các vấn đề kinh tế - xã hội như trên thì đã làm tương đối tốt. Tuy nhiên, giám sát về ô nhiễm môi trường thì chưa thực hiện. Vì sao vậy?
Đúng là thời gian qua chỉ có Ủy ban Khoa học Công nghệ đã tiến hành rất nhiều cuộc giám sát về vấn đề môi trường, còn giám sát của Thường vụ Quốc hội một năm chỉ có một đến hai cuộc giám sát. Chính vì thế mà những vấn đề như đất đai, lâm trường hoặc vấn đề về đầu tư công là vấn đề lớn mà người dân đã kiến nghị từ rất lâu nên QH phải tập trung giải quyết. Hoặc vấn đề ô nhiễm làng nghề và nghề truyền thống thì QH cũng đã có giám sát. Tất nhiên, nếu tình hình môi trường như hiện nay thì giám sát như thế là còn ít chứ không phải là chưa thực hiện giám sát.
Là ĐBQH của tỉnh Quảng Bình, ông đã thực hiện vai trò giám sát như thế nào trong thời gian vừa qua?
Với cương vị là ĐBQH của đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc giám sát có liên quan đến các lĩnh vực từ an toàn giao thông đến đến quản lý sử dụng đất rồi vấn đề thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan chức năng ở tại địa bàn như quản lý đất đai, môi trường… Tuy nhiên, để giám sát sâu về môi trường thì đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng chưa tổ chức giám sát, bởi vì ở Quảng Bình các nhà máy không có nhiều và cũng chưa có biểu hiện vi phạm gì về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Sau sự cố về môi trường, theo khảo thông tin báo chí có được thì hầu như tàu cá của ngư dân Quảng Bình vẫn nằm bờ. Vậy với vai trò trách nhiệm của một người ĐBQH, ông có đề xuất gì với địa phương để có thể hỗ trợ nhanh cho bà con trong thời điểm này?
Khi sự cố Formosa xảy ra, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Bình vào cuộc rất tích cực, đặc biệt là Tỉnh ủy đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo các cấp ủy chính quyền của các xã, phường là phải vào cuộc như nắm tình hình về tư tưởng, tập hợp các ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh cho Tỉnh ủy và Chính phủ để có các giải pháp khắc phục hậu quả.
Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã vào nắm tình hình và chỉ đạo đưa ra một số giải pháp khắc phục. Trưởng Ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai cũng đã về và nắm tình hình và tham gia chỉ đạo. Tất nhiên, tỉnh thì vào cuộc sớm còn các bộ ngành thì cũng chưa được tích cực. Chính vì thế cho nên, người dân cũng rất băn khoăn và lo lắng.
Còn vai trò của đoàn ĐBQH thì sau khi xảy ra sự cố, cùng với cơ quan có liên quan, đoàn cũng đã nắm tình hình ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhất là ở những điểm nóng như Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Thọ… Đặc biệt chúng tôi cũng có những đề xuất kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có định hướng, giải pháp để khắc phục hậu quả của môi trường biển, tạo niềm tin cho ngư dân.
Trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ hợp cuối cùng của UBTVQH khóa XIII về các giải pháp kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2016 có nêu giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên không nói rõ việc xử lý đó phải theo hướng nào và cũng không đưa sự cố Formosa vào báo cáo. Các đại biểu trong phiên họp đã đề xuất là phải đưa vấn đề về Formosa, giải pháp khắc phục sự cố môi trường vào nội dung báo cáo kinh tế 6 tháng cuối năm. Không biết là các đại biểu đã nhận được báo cáo bổ sung vấn đề này chưa?
Trong báo cáo vừa qua QH, Chính phủ và MTTQ thì đã đưa vấn đề môi trường vào trong báo cáo và hiện nay thì rất nhiều đại biểu đã lên tiếng trước các cơ quan báo chí về yêu cầu về xử lý môi tường không những Formosa mà tất cả các địa điểm khác.
Theo ông, trong chương trình giám sát 2017 thì vấn đề giám sát sẽ phải đặt ra như thế nào để đẩy mạnh hiệu trong nhiệm kỳ mới này của QH?
Khi đã đưa vào chương trình giám sát thì sẽ có một quy trình. Một là UBTVQH sẽ thành lập đoàn giám sát, phân công trách nhiệm, sau đó là thực hiện theo nghị quyết của TVQH, tức là sẽ giao cho các Ủy ban và các đoàn ĐBQH. Những nơi mà đoàn giám sát của TVQH đến thì có tham gia của đoàn ĐBQH để tham gia giám sát. Còn những tỉnh mà chưa có đoàn của UBTVQH thì đoàn ĐBQH tự thực hiện thành lập đoàn và giám sát theo nội dung của UBTVQH và tất cả các tỉnh thành đều có báo cáo giám sát môi trường để gửi cho UBTVQH để tổng hợp.
Vậy trong quá trình giám sát thì các ĐBQH có gặp vấn đề khó khăn với địa phương không?
Hiện nay theo văn bản quy định và luật đã ban hành thì tất cả các đoàn ĐBQH đều thực hiện quyền giám sát của mình một cách thuận lợi. Chỉ có điều mắc mớ đó là với mức độ của đoàn giám sát của UBTVQH thì các thành viên tham gia giám sát đều có kinh nghiệm hơn và giám sát sâu hơn. Còn đối với đoàn giám sát của tỉnh thì dù có tích cực đến đâu thì mức độ và khả năng giám sát sẽ không được như ý muốn.
Trân thành cảm ơn ông!