Giá lương thực thế giới giảm nhẹ sau nhiều tháng tăng liên tiếp

Ngày 5/3, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết giá lương thực trong tháng 2 đã giảm nhẹ, đảo ngược xu hướng tăng liên tiếp 4 tháng trở lại đây.

Chú thích ảnh
Người dân mua hàng tại chuỗi siêu thị Auchan ở Saint-Sebastien-sur-Loire, miền Tây Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thông báo của FAO, Chỉ số Giá lương thực hằng tháng (FPI) trong tháng 2 đã giảm 1% so với trong tháng 1, khi chỉ số này ở mức cao nhất từ năm 2015. Tuy nhiên, chỉ số giá của tháng 2 vẫn cao hơn 8% so với cùng kỳ năm 2019.

Giảm mạnh nhất là giá dầu thực vật, giảm 10,3% so với tháng 1. Trong khi đó, mức giảm giá dầu cọ là "thủ phạm" dẫn đến sự sụt giảm FPI trong tháng 2. Giá ngũ cốc và các loại hạt - thành phần lớn nhất trong chỉ số chung- đã giảm 0,9%, do nhu cầu lúa mì và ngô giảm, không bù lại được mức tăng nhẹ của giá gạo. Giá thịt cũng giảm 2%, chủ yếu do sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc. Trong khi đó, giá các sản phẩm làm từ sữa và giá đường đi ngược với xu hướng của tháng 2, tăng lần lượt 4,6% và 4,5%.

FAO nhận định sự lây lan virus SARS-CoV-2 chưa tác động lớn đến giá lương thực trong tháng 2.

FPI được tính trên cơ sở một năm, dựa trên các mức giá trên thế giới của 23 loại thực phẩm, liên quan đến 73 sản phẩm khác nhau.

Lan Hương (TTXVN)
Trung Quốc kêu gọi nông dân tăng cường sản xuất lương thực
Trung Quốc kêu gọi nông dân tăng cường sản xuất lương thực

Ngày 30/1, Trung Quốc đã kêu gọi nông dân tăng cường sản xuất lương thực sau nhiều ngày giá cả leo thang và nguồn cung ứng nông sản bị đứt quãng vì đợt bùng phát dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN