Giá dầu chạm mức thấp trong nhiều tháng qua

Dầu tiếp tục đà mất giá trong phiên 3/8, do lo ngại về tình trạng dư cung khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đạt kỷ lục sản lượng trong tháng Bảy, trong khi số liệu yếu kém của Trung Quốc gây lo ngại về tình trạng tăng trưởng giảm tốc ở quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai của thế giới.


Giá dầu Brent giao tháng Chín giảm 44 xu, xuống 51,77 USD/thùng, sau khi có lúc trượt xuống 51,5 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 2/2. Đây là chuỗi mất giá theo tuần dài nhất kể từ cuối năm 2014. Giá dầu thô của Mỹ giao cùng kỳ giảm 36 xu, xuống 46,76 USD/thùng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng là 46,35 USD/thùng.


Saudi Arabia và các nước thành viên chủ chốt khác của OPEC vẫn coi trọng việc giữ vững thị phần hơn là nâng giá, khi sản lượng của tổ chức này đạt mức cao kỷ lục trong tháng Bảy (32,01 triệu thùng/ngày, theo khảo sát của hãng tin Reuters). Cuối tuần trước, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cho biết tổ chức này sẽ không cắt giảm nguồn cung, hiện ở mức khoảng 30 triệu thùng/ngày, để vực giá lên.


Việc OPEC không có kế hoạch giảm thị phần để dành chỗ cho sự trở lại của Iran đã gây lo ngại về nguồn cung. Iran ước tính nâng sản lượng 500.000 thùng/ngày ngay khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ và 1 triệu thùng/ngày trong vòng vài tháng.


Trong khi đó, hoạt động chế tạo tại Trung Quốc bất ngờ không tăng trưởng trong tháng Bảy, khi nhu cầu cả ở trong nước và nước ngoài yếu. Điều này gây thêm lo ngại sau đợt lao dốc gần đây của thị trường chứng khoán.

Lê Minh (Theo Reuters)
Giá dầu: Giảm để thay đổi
Giá dầu: Giảm để thay đổi

Sự sụt giảm gần đây của giá dầu có thể có một tác động tích cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu - thậm chí còn có thể lớn hơn so với nhận định của hầu hết các nhà quan sát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN