ONS cho biết trong tháng 9/2020 có tới 64% các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực đối mặt với rủi ro bị phá sản, với 43% các công ty hiện đang đối mặt nguy cơ cạn kiệt quỹ dự trữ tiền mặt trong vòng dưới 6 tháng.
Theo khảo sát đánh giá tác động kinh doanh của đại dịch COVID-19 của ONS, các lĩnh vực dịch vụ khách sạn, thực phẩm, ngành phụ trợ kinh doanh, quản lý điều hành là các ngành có tỷ lệ phần trăm có số công ty bị nguy cơ vỡ nợ cao nhất, chiếm từ 9% đến 17% các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma hồi đầu tháng đã tái áp dụng quy định yêu cầu các giám đốc phải dừng các hoạt động giao dịch thương mại nếu họ tin chắc rằng doanh nghiệp họ sẽ bị vỡ nợ. Trước đó, quy định này được Chính phủ Anh dỡ bỏ hồi tháng 3/2020 cho phép tất cả các doanh nghiệp tiếp tục giao dịch thương mại với nguồn vốn chủ yếu lấy từ khoản đi vay chính phủ.
Một báo cáo khác cũng cho biết hơn nữa triệu doanh nghiệp Anh đang "vô cùng khốn đốn" do tác động của đại dịch COVID-19. Số các cửa hàng bán lẻ thực phẩm và dược phẩm rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn tăng thêm 14% kể từ 3/2020 đến nay. Nhìn tổng thể, số các công ty của Anh bị rơi vào tình trạng cùng cực tăng thêm 9% kể từ 3/2020, nâng tổng số doanh nghiệp rơi vào diện này là 63.000 hãng, trong đó lĩnh vực du lịch, khách sạn bị cho là ảnh hưởng nặng nề nhất và tình trạng này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài đến hết quý I/2021.