Cơ hội để Hà Giang phát triển thương mại

Cơ hội trong đầu tư nâng cấp và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Hà Giang đã được phê duyệt góp phần lựa chọn thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Hà Giang là một trong những tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có một cặp cửa khẩu quốc tế và ba cửa khẩu phụ, cùng 17 đường mòn qua lại thăm thân.

Tận dụng cơ hội

Thời gian qua, Hà Giang có những thuận lợi trong giao lưu buôn bán với Trung Quốc. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong những năm qua còn khá khiêm tốn. Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND Hà Giang cho rằng trong những điều kiện, bối cảnh mới và những chính sách mới của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc, Hà Giang đã nắm bắt và phát huy tốt một số cơ hội: Đẩy nhanh tái cấu trúc các ngành kinh tế trong tỉnh nhằm tạo đà mới cho thương mại phát triển. Từ năm 2015, Việt Nam hội nhập và mở cửa mạnh mẽ để tham gia các FTA và Hiệp định TPP. Theo đó, Chính phủ rất quyết liệt thực hiện các cải cách kinh tế và Hà Giang không phải là ngoại lệ và cần tận dụng tốt các cơ hội mới để phát triển.

Lễ công bố cặp Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) từ Cửa khẩu Quốc gia trở thành Cửa khẩu Quốc tế, ngày 19/12/2014. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN


Đối với ngành công nghiệp, cần đánh giá lại lợi thế và hạn chế của các ngành công nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế (trong đó có với Trung Quốc). Điều chỉnh lại chiến lược tổng thể ngành, vùng đối với công nghiệp từ góc độ hợp tác và cạnh tranh, trước hết đối với Trung Quốc. Mở rộng quyền tự do đầu tư, kinh doanh, thực sự bình đẳng cho cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều chỉnh đầu tư của tỉnh chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Phân bổ lại các nguồn lực cho sản phẩm có lợi thế, thu hẹp, loại bỏ các sản phẩm kém cạnh tranh. Coi trọng yêu cầu hiệu quả, chất lượng, trình độ công nghệ, năng suất lao động…

Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung có thể được chia thành ba loại hình: Thông qua 9 cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Các cặp cửa khẩu này được Việt Nam và Trung Quốc bố trí đầy đủ các lực lượng chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành hải quan, biên phòng, kiểm dịch của mỗi bên. Thông qua 11 cặp cửa khẩu phụ, do địa phương hai bên trao đổi để mở ra cho mọi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm qua lại. Bảy lối mở biên giới: Không có sự trao đổi thỏa thuận hai bên về cửa khẩu. Phía Việt Nam đơn phương cho phép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi qua nhưng phía Trung Quốc chỉ coi là điểm hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Phía Việt Nam đã bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành hải quan, biên phòng, kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Còn phía Trung Quốc chỉ bố trí lực lượng biên phòng và chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với ngành nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) trên cơ sở đánh giá rà soát lại lợi thế và hạn chế của ngành khi tham gia hợp tác thương mại quốc tế, trong đó có Trung Quốc, việc tái cơ cấu lại ngành cần gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn, với công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, môi trường. Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững, coi trọng chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, năng suất lao động và giá trị gia tăng. Đối với ngành dịch vụ, trên cơ sở đánh giá lại lợi thế, hạn chế, điều chỉnh lại chiến lược phát triển ngành dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ (chú trọng chất lượng).

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước vào sản xuất và xuất khẩu hàng hóa cho tỉnh Hà Giang. “Tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc trong sản xuất và xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu sang Trung Quốc. Chỉ có như vậy mới giảm và tránh được rủi ro khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút và tận dụng được tiềm lực của các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Niuzilân, EU, Nhật Bản... đầu tư vào làm ăn với Hà Giang. Đây chính là việc tận dụng các cơ hội của các Hiệp định TPP và FTA mà Việt Nam sắp tham gia và có hiệu lực”, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND Hà Giang khẳng định.

Tăng cường cơ chế hợp tác

Hợp tác địa phương hai bên biên giới đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền. Do Trung Quốc phân cấp mạnh cho chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, nên các địa phương Trung Quốc được chủ động quyết định nhiều vấn đề trong quản lý và điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Trung. Do đó, Hà Giang cần tăng cường cơ chế hợp tác với Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng để mở rộng hợp tác với khu tự trị Choang - Quảng Tây và Hà Giang với Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai để mở rộng hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chỉ có như vậy mới có thể giúp từng tỉnh nói chung, Hà Giang nói riêng phát huy được lợi thế và sử dụng được sức mạnh tổng hợp của các tỉnh và hạn chế thách thức nhằm phát triển thương mại một cách bền vững và hiệu quả.

P.V


Cần có cơ chế, chính sách đột phá
Cần có cơ chế, chính sách đột phá

Các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, là cửa ngõ phía Bắc của quốc gia, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Đây là điều kiện quan trọng để đưa các tỉnh có cửa khẩu trở thành tỉnh kết nối kinh tế biên mậu...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN