Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Hướng phát triển đã có, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngành CNHT muốn phát triển được thì cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ, trước mắt là thiết lập một cơ quan đầu mối tạo sự chuyên nghiệp về CNHT.



100% nguyên liệu sản xuất đế giày PU đều phải nhập khẩu.



Mặc dù hiện Việt Nam đã có 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho công nghiệp phụ trợ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mục tiêu hỗ trợ các DN nhỏ và vừa nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN lắp ráp; tạo ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... Tuy nhiên, đây không phải là đầu mối chính thức. Điều này đã khiến các DN gặp không ít khó khăn. Vì thế, Nhà nước cần nhận diện lại vấn đề và tham gia tích cực bằng cách lập ra một cơ quan đầu mối giúp các DN sản xuất cung cấp linh kiện nội địa tiếp xúc với khách hàng. Trong đó, chính quyền địa phương có vai trò quan trọng, thông qua việc quan tâm đến chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phụ trợ phát triển tại các địa phương.


Tuy nhiên, muốn cạnh tranh với các nước khác, các DN Việt Nam phải cải tiến kỹ thuật, đầu tư công nghệ sản xuất. Thế nhưng, hiện nay hầu hết các DN đều trong tình trạng thiếu vốn và mặt bằng. “Vì thế, chúng tôi hy vọng Nhà nước sẽ có những cơ chế khuyến khích cho các DN, đặc biệt là các DN muốn đầu tư sản xuất các mặt hàng phụ trợ”, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, kiến nghị.


Nhiều DN cũng đề xuất, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các DN nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Cụ thể, Nhà nước nên thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các DN nhỏ và vừa với cơ chế bảo lãnh vay tín dụng thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, hỗ trợ DN nhỏ và vừa trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng cần được quan tâm hơn.


Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh cho hay, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các DN, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện ngành ngân hàng TP Hồ Chí Minh cũng đã kiến nghị lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.


Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cũng khẳng định, trong các vấn đề về hỗ trợ DN, TP Hồ Chí Minh đã tìm mọi giải pháp, mọi cách để làm sao đưa nguồn vốn đến được với các DN, kể cả các DN có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng có các chương trình kích cầu, hỗ trợ vốn cho các DN, đặc biệt là những DN đổi mới trang thiết bị, tham gia vào lĩnh vực CNHT.


Theo đó, các DN đầu tư các loại trang thiết bị công nghệ mới, tiên tiến hiện đại sẽ được TP Hồ Chí Minh hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi, đồng thời ngành thuế cũng nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế cho phù hợp.


PV
Gói 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp
Gói 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng TMCP Đại Dương triển khai gói lãi suất cho vay ưu đãi 2.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp từ nay đến 30/9/2014.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN