Cải cách dịch vụ công theo hướng hiện đại, thông minh thông qua ứng dụng điện tử

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua ứng dụng điện tử là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, tiến tới triển khai chính quyền điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện nay, các đơn vị hành chính công tại TP Hồ Chí Minh đang cải cách dịch vụ công theo hướng hiện đại, thông minh thông qua ứng dụng điện tử. Để hiểu thêm về những tiện ích cũng như giải pháp khi cải cách các dịch vụ công thông qua ứng dụng điện tử, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH DV TV Thuế Trọng Tín, hội viên Hội doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh.


Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, tiến tới triển khai Chính phủ điện tử, điều đó không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước. Để làm được điều này, theo ông các cơ quan cung cấp dịch vụ công thông qua ứng dụng điện tử cần làm những gì?


Để làm được điều đó, theo tôi cơ quan nhà nước, các phòng ban nên coi mình giống như một doanh nghiệp và từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành đơn vị như: Xây dựng quy chuẩn thông qua phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin đối với quản lý công việc, quản lý con người như phân việc, giao việc, giám sát công việc, bàn giao công việc, báo cáo công việc của từng cán bộ phòng ban và từng cơ quan có liên quan với nhau thông qua những phần mềm hoặc hệ thống quản lý điện tử... từ đó giảm thiểu được thời gian, chi phí và tăng tiện ích, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. 


Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn giúp cơ chế giám sát, trao đổi thông tin giữa các phòng ban, ban ngành, giữa cấp dưới và cấp trên được nhanh, hiệu quả, chính xác và đồng bộ; đồng thời công khai những thủ tục nhất định cho người dân, doanh nghiệp theo dõi, kiểm tra, giám sát. Mô hình này không mới nhưng do chúng ta làm chưa đồng bộ, chưa toàn diện và nhất quán.

Cải cách dịch vụ công theo hướng hiện đại, thông minh thông qua ứng dụng điện tử giúp giảm phiền hà cho doanh nghiệp, cá nhân.

Đặc biệt làm sao có thể họp giao ban, chỉ đạo, báo cáo thông qua thương mại điện tử sẽ là lợi thế lớn cho cơ quan, ban ngành tại thành phố trong điều kiện địa bàn rộng và phải quản lý khối lượng công việc lớn như hiện nay… Đây là nhu cầu cấp thiết cần xét đến để thực hiện bởi thành phố ngày càng phát triển từ 170.000 doanh nghiệp hướng tới 500.000 doanh nghiệp trong khi đó các nguồn lực con người thì ngày càng hạn chế và khó có thể tăng do áp lực ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.


Hiện nay, các dịch vụ công điện tử đang được khuyến khích xã hội hóa nhằm tiết kiệm chí phí, nâng cao hiệu quả cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Vậy theo ông việc đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công theo hướng công bằng, bình đẳng bên cạnh sự hỗ trợ giám sát của nhà nước thì chúng ta cần phải làm những gì?


Hiện tại các đơn vị tham gia ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công về tài chính, thuế, hải quan, lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội còn hạn chế và khiêm tốn khiến do thị trường thiếu tính cạnh tranh lành mạnh. Đó cũng có thể là nguyên nhân làm chậm quá trình đầu tư đổi mới theo chiều sâu ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp và xã hội. 


Vì vậy để đẩy mạnh xã hội hóa cải cách hành chính công thông qua công nghệ điện tử, nhà nước cũng như thành phố nên có nhiều hành động thiết thực hơn như: khuyến khích các đơn vị triển khai phần mềm hay hệ thống xuất hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã xác thực, phần mềm hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ hải quan, hỗ trợ trong lĩnh vực lao động tiền lương, đăng ký kinh doanh hay nhà đất… Những hoạt động này, sẽ khuyến khích hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ công sao cho hiệu quả và minh bạch.


Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin, kết nối giao thông lành mạnh và bùng nổ phương thức kinh doanh online nhưng các thông tin về chất lượng sản phẩm dịch vụ lại thiếu tính trung thực, khách quan, thiếu sự kiểm chứng, vậy theo ông các cơ quan quản lý nhà nước làm sao có thể giám sát, quản lý được thị trường từ việc cải cách các dịch vụ công trực tuyến thông qua ứng dụng điện tử?


Trước hết, các cơ quản lý hành hành chính công cần gắn kết, liên minh, liên kết của cộng đồng doanh nghiệp gắn với tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở đảm bảo của nhà nước thông qua cơ chế giám sát, cưỡng chế (thu hồi giấy phép, loại bỏ khỏi hệ thống…) và phạt tiền của nhà nước để định hướng và đảm bảo cho hoạt động được minh bạch, khách quan hiệu quả thông qua chợ điện tử hay thị trường điện tử (trang thông tin hay phần mềm giao thương).

Cải cách dịch vụ công theo hướng hiện đại, thông minh thông qua ứng dụng điện tử cũng giúp giảm áp lực công việc cho cơ quan quản lý

Khi các cơ quan quản lý triển khai dịch vụ công thông qua ứng dụng điện tử thì trang thông tin hay phần mềm giao thương được ra đời kết nối các doanh nghiệp trên cơ sở gắn kết đảm bảo của tổ chức hội nghề nghiệp và đảm bảo của nhà nước như đã. Nhờ trang kết nối này sẽ giúp trao đổi, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu với nhau dưới sự giám sát của các hiệp hội và của cơ quan ban ngành giúp thị trường minh bạch, khách quan hơn. Từ đó, sẽ kích thích nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm bớt và loại bỏ những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sức khỏe của doanh nghiệp và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.


Cách làm này còn giúp Việt Nam có được một trang thông tin thay thế Google, do hiện tại chúng ta chủ yếu dựa vào Google, Facebook tốn kém chi phí cho doanh nghiệp Việt. Bên cạnh đó, các khoản thuế nhà nước Việt Nam thu được từ họ cũng còn là bài toán nan giải hoặc chính doanh nghiệp Việt phải bỏ ra chi phí thuế này (gọi là nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài - bởi thông thường doanh nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí thuế khi sử dụng dịch vụ này của họ). Thì nay doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một khoản phí không lớn mà bán được hàng hóa, người tiêu dùng hay doanh nghiệp có nhu cầu mua được sản phẩm chất lượng, nhà nước có nguồn thu và đảm bảo được minh bạch, khách quan khuyến khích kinh doanh lành mạnh và đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm… nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp là thước đo và cơ sở cho sức khỏe của nền kinh tế.


Ngoài ra, phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng nên đầu tư vào các phần mềm quản lý doanh nghiệp như quản lý công việc, quản lý nhân sự để phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp trong nước. Bởi thực tế những phần mềm nước ngoài với chi phí cao lại chưa phù hợp với đặc thù, con người và mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt.


Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Hoàng Tuyết
Doanh nghiệp kỳ vọng có bước đột phá về cải cách hành chính
Doanh nghiệp kỳ vọng có bước đột phá về cải cách hành chính

Ngày 7/3, tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp trong nước năm 2017, các đại biểu đã nhận định, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế đất nước nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN