Bộ Công Thương thực hiện đề án tái cơ cấu ngành đến năm 2030

Thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Đề án.

Chú thích ảnh
Công nhân lao động tại nhà xưởng Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Thanh Vũ/TTXVN

Chương trình nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao cho ngành công thương tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030”. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Cùng đó, quyết tâm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành công thương; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành công thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững gắn với hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái cơ cấu ngành công thương; chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành công thương liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

Mặt khác, các đơn vị khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch của đơn vị để tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại chương trình hành động; hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, tăng kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Bộ Công Thương cũng đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, tạo lập các động lực tăng trưởng mới của ngành công thương, tăng cường sức chống chịu trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài và tham gia vào quá trình hội nhập về kinh tế chủ động, hiệu quả. Đồng thời, chú trọng phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ; hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền. Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh; xanh hóa ngành công thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Cùng với đó, cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển của ngành theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm; tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và liên vùng, các vùng động lực, cực tăng trưởng và các hành lang kinh tế để tạo lập không gian phát triển mới đối với các ngành công nghiệp, mở rộng kết nối thị trường và tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.

Chương trình cũng nêu 5 giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo đề án. Cụ thể, tiếp tục hoàn thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ngành công thương.

Ngoài ra, huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành công thương; cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành.

Mặt khác, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững.

Đặc biệt, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngành; tăng cường  thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành công thương.

Bên cạnh những giải pháp đồng bộ, Bộ Công Thương cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm đảm bảo các giải pháp được triển khai hiệu quả, phát huy vai trò trách nhiệm của từng đơn vị và đạt mục tiêu cao nhất theo đề án.

Uyên Hương (TTXVN)
Hợp tác phát triển ngành công thương các tỉnh, thành phố phía Bắc
Hợp tác phát triển ngành công thương các tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 28/7, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Công Thương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ IX, năm 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN