Nghệ sĩ mô phỏng hình ảnh robot Viking trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA |
Trong năm nay, các nhà khoa học tuyên bố robot không gian thăm dò sao Hỏa Curiosity đã phát hiện dấu vết của sự sống trên “Hành tinh Đỏ”. Tuy nhiên, trong bản nghiên cứu mới đăng trên tờ Astrobilogy, hai nhà khoa học Gilbert Levin và Patricia Ann Straat của trường Đại học Bang Arizona và Viện Sức khỏa Quốc gia Mỹ cho rằng những "người" lập công đầu có thể lại là hai chú robot không gian Viking 1 và 2.
Robot Viking 1 và 2 là hai robot không gian đầu tiên hạ cánh xuống sao Hỏa, ghi lại những bức ảnh có độ phân giải cao đầu tiên về hành tinh này, cũng đồng thời là hai robot đầu tiên làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu địa lý của “người hàng xóm” của Trái đất.
Viking 1 và 2 đã thu thập mẫu đất để tiến hành các cuộc điều tra sinh học trên “Hành tinh Đỏ”. Sau khi được lấy mẫu, đất được trộn với nước giàu dưỡng chất để kiểm tra có dấu hiệu của sự sống từng xuất hiện ở đây không. Về lý thuyết, nếu câu trả lời là có, đất sẽ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong nước. Và các cuộc thí nghiệm trong quá khứ cho thấy quá trình trên đã diễn ra.
Kết quả so sánh các cuộc thí nghiệm này với các cuộc thí nghiệm kiểm tra đất ở Thung lũng Chết và Nam cực trên Trái đất cũng ủng hộ giả thuyết sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa qua thí nghiệm các mẫu đất do Viking 1 và 2 thu thập.
Tuy nhiên, do không có bằng chứng về vật chất hữu cơ, hai cuộc thí nghiệm trong quá khứ không thu hút được nhiều sự quan tâm. NASA đi đến kết luận kết quả các cuộc thí nghiệm đất trên sao Hỏa do hai robot Viking thu thập có thể đã phát sinh từ một quá trình phi sinh học.
Dựa trên các kết quả thu được gần đây, bản nghiên cứu mới của tiến sĩ Levin và Straat chỉ ra có khả năng kết quả khả quan năm xưa có được nhờ các quá trình sinh học. Và do vậy, hai tiến sĩ kêu gọi tiếp tục thí nghiệm các mẫu đất thu thập ở sao Hỏa từ thế kỷ trước.