Hóa thạch khủng long nodosaur bọc giáp có hình dạng giống một con rồng đang ngủ. |
Hóa thạch cổ đại vốn được tình cờ phát hiện bởi một người lái máy xúc tại một mỏ than gần thị trấn Fort Murray thuộc thành phố Alberta, Canada năm 2011.
Kết quả nghiên cứu sau đó đã tiết lộ bộ hóa thạch này là một loài khủng long ăn thực vật nodosaur mới. Nguyên nhân giúp xác con vật được bảo quản tốt đến kinh ngạc như vậy là do nó nằm ở dưới đáy sông.
Sau đó, có lẽ một cơn lũ lớn đã cuốn trôi xác của con khủng long này ra biển rồi vùi nó xuống dưới đáy đại dương, được bao phủ bởi bùn và dần hóa đá. Điều kiện bảo quản lý tưởng trên đã gìn giữ xác khủng long còn nguyên vẹn, sống động như một con rồng đang cuộn tròn ngủ.
Thông thường, chỉ có xương và răng của khủng long là không bị phân hủy sau khi chết và trở thành hóa thạch. Tuy nhiên, trong trường hợp này bởi vì xác con vật nhanh chóng bị bùn vùi lấp nên toàn bộ các gai giáp vẫn còn nguyên vẹn.
“Chúng tôi không chỉ có một bộ xương… chúng tôi có một con khủng long như nó vốn thế”, nhà nghiên cứu Caleb Brown thông báo.
Đối với giới khoa học, việc tìm thấy mẫu hóa thạch này có ý nghĩa như thể trúng xổ số. Nhà sinh vật học thời tiền sử Jakob Vinther tại Đại học Bristol đã phải thốt lên rằng mẫu hóa thạch “rồng ngủ” được bảo quản tốt như thể “nó vẫn còn đi lại xung quanh vài tuần trước” và ông chưa từng nhìn thấy cái gì như thế.
Công chúng có thể theo dõi quá trình phục dựng con nodosaur này thông qua phòng thí nghiệm tại Bảo tàng Royal Tyrrell ở Alberta.