Trong cuộc trao đổi trên, Giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Brookings, ông Michael E. O'Hanlon đã đặt câu hỏi liệu hệ thống AI có được phép đưa ra các quyết định như sử dụng robot quốc phòng để đánh chặn thiết bị bay không người lái hoặc các máy bay nước ngoài xâm nhập trái phép lãnh thổ Hàn Quốc không. Giải đáp câu hỏi này, CEO Altman nêu rõ các chương trình AI có thể đưa ra quyết định đánh chặn nếu người điều khiển hệ thống tên lửa đánh chặn còn rất ít thời gian để can thiệp khi các máy bay chiến đấu của nước ngoài đang đến gần Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng những người ra quyết định cần lý giải thuyết phục được rằng các cuộc tấn công như vậy đang diễn ra.
CEO OpenAI hy vọng công nghệ AI sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại, chứ không phải là công cụ để các quốc gia để tấn công nhau. Cam kết mạnh mẽ đối với việc sử dụng AI có đạo đức còn được thể hiện rõ hơn qua các sáng kiến gần đây của OpenAI nhằm ủng hộ sự can thiệp bắt buộc của con người với vũ khí AI.
Hiện nay, xu hướng cạnh tranh về công nghệ AI giữa các cơ quan tình báo trên toàn thế giới ngày càng tăng. Theo tiết lộ của trang tin Bloomberg, hãng công nghệ Microsoft đã phát minh ra các mô hình AI sáng tạo tuyệt mật không cần Internet để các điệp viên Mỹ sử dụng. Các mô hình cùng loại trước đó chỉ được sử dụng ở một mức độ hạn chế vì các hệ thống AI tạo sinh như vậy phải hoạt động dựa trên Internet, dễ bị rò rỉ dữ liệu hoặc bị tấn công mạng.