Tại sao Trung Quốc cố theo đuổi thương vụ IL-476?

Mặc dù đã đặt mua 10 chiếc IL-76S, nhưng Trung Quốc vẫn mong muốn có được những chiếc IL-476 - phiên bản hiện đại hóa của loại máy bay vận tải hạng nặng IL-76S, do Nhà máy Unianovsk sản xuất và hi vọng này bắt đầu sáng lên.

Tạp chí "Kanwa Defense Review" số tháng 8 dẫn nguồn tin là quan chức cấp cao của ngành công nghiệp hàng không Nga cho hay Moscow và Bắc Kinh đã khôi phục đàm phán vấn đề Nga cung cấp máy bay vận tải IL-476 và máy bay tiếp dầu trên không IL-78 cho Trung Quốc.

Máy bay vận tải hạng nặng IL476 của Nga. Ảnh: Internet.


Hiện nay, hai bên đang tiến hành trao đổi chặt chẽ về vấn đề mua bán IL-476. Nhưng, phía Nga sẽ không vội vàng ký kết thỏa thuận chính thức bởi vì IL-476 đang được bay nghiệm thu quốc gia và trước năm 2015, Unianovsk còn phải đáp ứng đơn đặt hàng của quân đội Nga.


Hơn nữa, sớm nhất cũng phải đến năm 2015 mới có giấy phép xuất khẩu máy bay IL-476. Nếu vội vàng ký kết hợp đồng với Trung Quốc, tranh cãi về vấn đề giá cả có thể xuất hiện.

Bởi vì, từ ký kết hợp đồng đến thực hiện cần có thời gian nhất định, cho nên, phải cân nhắc tới nhân tố lạm phát.

Trong khi đó, nguồn tin từ giới công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, họ thực sự muốn sở hữu máy bay IL-476, nhưng lần này còn phải đợi nghiên cứu, thị sát xong nhà xưởng kiểu mới của Nga thì mới đưa ra quyết định.

Theo nhận định của "Kanwa Defense Review", dù Trung Quốc đã tiến hành bay thử máy bay vận tải Y-20, nhưng nước này nhất định phải cần tới IL-476 vì muốn trang bị Y-20 cho quân đội cần phải mất rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, Y-20 được trang bị động cơ kiểu cũ D30-Kp-2, thuộc về trình độ của những năm 1970. Đây không phải là động cơ thích hợp cho loại máy bay vận tải thế hệ tiếp theo.

Cho nên, Trung Quốc nhất định phải nhập khẩu một số lượng ít IL-476 và nhập khẩu một lượng lớn động cơ thế hệ mới PS-90 để chuyển sang lắp đặt cho Y-20.

Thậm chí, Trung Quốc có thể sử dụng động cơ PS-90 để lắp đặt cho máy bay ném bom chiến lược H-6K hoặc tận dụng động cơ PS-90 để nghiên cứu chế tạo động cơ máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc.

Việc này cũng giống với khi xưa Trung Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27SK cùng lượng lớn động cơ AL-31F để tiến hành duy tu Su-27SK. Sau đó, động cơ AL-31F đã được lắp đặt cho máy bay chiến đấu J-15 và J-16 của Trung Quốc.

Trên thực tế, động cơ D30-Kp-2 mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga với danh nghĩa thay thế cho động cơ hỏng trên máy bay IL-76MD, cũng đã được lắp đặt cho Y-20 và H-6K.


Gia Hân
Khi nào Trung Quốc nhận được máy bay chiến đấu Su-35
Khi nào Trung Quốc nhận được máy bay chiến đấu Su-35

Việc Trung Quốc sở hữu Su-35 được cho là sẽ thay đổi toàn bộ môi trường chiến lược khu vực Đông Á, do đó, việc Trung Quốc khi nào nhận được 24 máy bay chiến đấu đa năng này là vấn đề rất đáng quan tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN