So sánh tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ

Theo tờ Indiandefence của Ấn Độ ngày 19/11, Liêu Ninh là chiếc tàu sân bay đầu tiên được biên chế cho hải quân Trung Quốc trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya là chiếc tàu sân bay thứ ba của hải quân Ấn Độ kể từ khi nước này giành độc lập. Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ là tàu INS Vikrant mua từ Vương quốc Anh năm 1957.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: Indiandefence.


Tàu INS Vikrant đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế sự tấn công của hải quân Pakistan từ phía đông trong cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971 và đã cập cảng Karachi Harbour thuộc vùng biển của Pakistan ngày 4/12, tượng trưng cho chiến thắng cuối cùng và sức mạnh của hải quân Ấn Độ.

Trong khi đó, đánh giá về tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, một chuyên gia Nga đã tuyên bố rằng đây chỉ là một chiếc tàu dùng để thử nghiệm và không có khả năng cơ động ra ngoài khơi vùng biển của Trung Quốc. 


Nhà máy đóng tàu của Trung Quốc mất hơn 10 năm cải tiến và nâng cấp để Liêu Ninh có thể hoạt động được ở vùng biển xa, bất chấp thực tế rằng thân tàu không thể thay đổi, trong khi Nga chỉ tốn ít hơn 10 năm để hoàn thành việc thay đổi cấu trúc cho thân và boong tàu INS Vikramaditya.


Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh được cho là vẫn không thể hoạt động với máy bay J-15 khi máy bay này mang theo vũ khí hạng nặng hoặc nạp đầy nhiên liệu do kích thước của Liêu Ninh có hạn và không có bệ phóng cho J-15 cất cánh.


Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý rằng sức chiến đấu J-15 sẽ bị hạn chế nếu nó hoạt động trên tàu sân bay này của Trung Quốc, trong khi một báo cáo của chính phủ Canada cho biết, họ nghi ngờ về những tuyên bố của phía Trung Quốc rằng tàu Liêu Ninh có thể hoạt động được với các máy bay chiến đấu trong bất kỳ điều kiện nào chứ không chỉ khi có tầm nhìn lý tưởng và biển yên tĩnh.


Ngược lại, INS Vikramaditya có thể tự hào với các loại vũ khí như hơn hai chục máy bay chiến đấu MiG -29K, 4 chiếc MiG - 29KUB 2 chỗ ngồi, 6 chiếc trực thăng do thám và chống ngầm…


Ngoài ra, tàu sân bay Vikramaditya cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc rất hiện đại để đáp ứng với nhu cầu liên lạc thường xuên với Trung tâm Tác chiến mạng của hải quân Ấn Độ.


Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc lại cho rằng tàu sân bay của Ấn Độ không có nhóm tàu hộ tống gồm các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hay tương tự (Hải quân Trung Quốc có các tàu như vậy), do đó giá trị của nó bị giảm đáng kể.

Chuyên gia Zheng Wenhai đánh giá mặc dù Hải quân Ấn Độ từ lâu đã có kinh nghiệm vận hành tàu sân bay song họ chưa bao giờ có nhóm tàu sân bay tấn công. Ông cho rằng Mỹ có thể bán cho Ấn Độ máy bay cảnh báo từ xa AWACS dành cho tàu sân bay dạng E-2D Advanced Hawkeye trang bị hệ thống radar mới nhất và như vậy khả năng chiến đấu của Hải quân Ấn Độ sẽ tăng đáng kể.

Thiếu máy bay cảnh báo từ xa AWACS, Vikramaditya sẽ không có độ sẵn sàng chiến đấu cao, điều gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của các loại vũ khí của nó. Về máy bay, chuyên gia này cho rằng MiG -29K có tính năng chiến đấu kém hơn hẳn F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và J-15 của Trung Quốc, cụ thể là về tầm hoạt động, thời gian bay và khả năng mang vũ khí.

Cả tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lẫn Vikramaditya của Ấn Độ đều có ưu nhược điểm. Tuy nhiên tàu sân bay của Trung Quốc có tải trọng lớn hơn. Máy bay J-15 dùng trên Liêu Ninh có thể mang 30-35 tấn vũ khí trong khi MiG -29K chỉ có thể mang 20 tấn. Ngoài ra, Liêu Ninh cũng đã hình thành nhóm tàu khu trục hộ tống lớp 052D, trang bị các hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa mạnh.


CT
Nga chuyển giao cho Ấn Độ tàu sân bay Vikramaditya
Nga chuyển giao cho Ấn Độ tàu sân bay Vikramaditya

Ngày 16/11 tại Severodvinsk, Nga đã chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tàu sân bay “Vikramaditya” (Dự án 11430), được hoán cải từ tàu chở máy bay hạng nặng “Đô đốc S.G.Gorshkov” (Dự án 11434). Đây sẽ là chỉ huy hạm của Hải quân Ấn Độ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN