Quá trình hình thành các hành tinh khổng lồ

Các nhà thiên văn học trường Đại học Tổng hợp Chile đã phát hiện ra quá trình hình thành các hành khí tinh khổng lồ trong vũ trụ như Sao Mộc và Sao Thổ.

Kết quả công trình được đăng tải trên tạp chí "Tự nhiên" (Nature) của Anh số ra ngày 2/1.

Hình ảnh vẽ theo quan sát của giới thiên văn. Ảnh: Internet.


Sử dụng kính viễn vọng hiện đại nhất thế giới ALMA để quan sát ngôi sao trẻ có tên khoa học là HD 142527, nằm cách Trái Đất hơn 450 năm ánh sáng, các nhà thiên văn học Chile đã phát hiện một khoảng trống khổng lồ trong đĩa bụi bao quanh các ngôi sao trẻ. Họ cũng phát hiện 2 luồng khí dày đặc chuyển động trong lỗ hổng và nhiều phân tử khí khác trong lỗ hổng này.

Theo các nhà khoa học, các hành tinh khổng lồ lớn dần nhờ hút bụi bao quanh một ngôi sao, vốn được hình thành từ một đám khí và bụi vũ trụ trong nhiều triệu năm trước khi phát sáng, và hút khí từ lỗ hổng trong đĩa bụi.

Nhà thiên văn học Simon Casassus, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết giới thiên văn từng dự đoán có những luồng khí như thế tồn tại trong vũ trụ, nhưng đây là lần đầu tiên nhóm của ông quan sát trực tiếp được các luồng khí này.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Australia cũng được công bố trên tạp chí "Tự nhiên" xác nhận luồng khí và phân tử tích điện tại tâm Dải Ngân hà là sản phẩm phụ phát sinh khi hình thành các vì sao mới.


TTXVN/Tin tức
Phát hiện hành tinh lớn nhất và nặng nhất của Hệ Mặt Trời
Phát hiện hành tinh lớn nhất và nặng nhất của Hệ Mặt Trời

Các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh có khối lượng lớn gấp 13 lần sao Mộc - hành tinh lớn nhất và nặng nhất của Hệ Mặt Trời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN