Theo tờ The Guardian (Anh), một người đàn ông trẻ tuổi đã được chẩn đoán tái nhiễm virus SARS-CoV-2 sau hơn 4 tháng hồi phục. Điều này cho thấy khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và đặt ra nhiều câu hỏi về vaccine phòng COVID-19.
Trường hợp ở Hong Kong là ca tái nhiễm đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ quá trình nhiễm từ lần một đến lần hai đều được theo dõi. Các nhà khoa học tại Đại học Hong Kong xác nhận trình tự gien trong lần mắc bệnh thứ hai ở người đàn ông trẻ, khỏe mạnh này là do khác một chủng khác gây ra. Các nhà nghiên cứu hy vọng hệ miễn dịch của người đàn ông này vẫn có thể nhận ra và khởi động cơ chế bảo vệ cơ thể ở lần nhiễm thứ hai.
Bác sĩ Kelvin Kai-Wang To và đồng nghiệp cảnh báo những người từng khỏi COVID-19 không nên tự cho rằng mình đã miễn dịch trước căn bệnh này. Họ cần phải được tiêm vaccine, tuân thủ các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ còn tồn tại mãi trong dân số toàn cầu, cũng giống như các chủng virus SARS-CoV-2 gây chứng cảm lạnh thông thường, ngay cả khi bệnh nhân có khả năng đạt miễn dịch thông qua lây nhiễm tự nhiên", các nhà khoa học cho biết.
Ban đầu, người đàn ông 33 tuổi không biết rằng mình đã nhiễm virus lần thứ hai. Anh này đã lên máy bay từ Tây Ban Nha, quá cảnh ở Anh rồi về Hong Kong. Khi nhập cảnh tại sân bay Hong Kong, anh đã được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 và được đưa đến bệnh viện vào ngày 15/8 dù không có bất kỳ triệu chứng nào.
Trong khi đó, lần mắc COVID-19 đầu tiên của người này là vào hồi tháng 3. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau đầu trong 3 ngày, nhưng đã hồi phục nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng đây là một trường hợp tái nhiễm chứ không phải do virus tồn tại trong cơ thể do trình tự gien của lần mắc đầu tiên và lần thứ hai khác nhau. Trước đó, đã có những báo cáo về việc virus ẩn náu trong cơ thể khiến bệnh nhân tái nhiễm. Ví dụ như ở trường hợp một phụ nữ mang thai, virus được phát hiện sau 104 ngày kể từ lần xét nghiệm dương tính lần đầu.
Theo báo cáo của các nhà khoa học Hong Kong được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lâm sàng Mỹ, giải mã trình tự gien cũng cho thấy virus trong cơ thể người đàn ông Hong Kong cũng tương tự như chủng virus lưu hành ở châu Âu, nơi dịch COVID-19 đang tái bùng phát.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khác cho rằng trường hợp này không đáng báo động. Tiến sĩ Jeffrey Barrett, nhà tư vấn cho Dự án Bộ gien COVID-19 tại Viện Wellcome Sanger, cho biết các nhà nghiên cứu Hong Kong có thể đã đưa ra kết luận quá chung chung.
“Với số ca nhiễm toàn cầu cho đến nay, việc chứng kiến một trường hợp tái nhiễm không phải là điều đáng ngạc nhiên, dù nó là một trường hợp rất hiếm. Tôi nghĩ rằng kết luận của họ quá chung chung khi họ chỉ mới phát hiện được một trường hợp. Chúng ta còn không biết liệu người này có phải bị lây nhiễm từ một người khác hay không”, ông nói.
“Với trên 23 triệu trường hợp mắc COVID-19 trên toàn thế giới, trường hợp đầu tiên được báo cáo về khả năng tái nhiễm virus cần phải được nghiên cứu trong bối cảnh cụ thể. Dường như người trưởng thành trẻ và khỏe mạnh đã bị tái nhiễm một biến thể virus nhẹ hơn sau lần mắc bệnh đầu tiên vào 3 tháng trước đó”, ông Brendan Wren, giáo sư sinh vật học tại trường Đại học Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, cho biết.
Ông Breandan cho biết thêm rằng virus sẽ biến thể một cách tự nhiên theo thời gian. Đây là một ví dụ tái nhiễm rất hiếm và không nên phủ nhận động lực phát triển vaccine chống COVID-19 trên toàn cầu.
“Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người”
Link tải về ứng dụng Bluezone: trên
Android; trên
iOS
Xem hướng dẫn cài Bluezone
tại đây