Giả thuyết này được các nhà khoa học Chile đưa ra sau khi phát hiện một số bộ phần còn sót lại của voi Gomphothere có niên đại 12.000 năm ở gần hồ Tagua Tagua lạnh giá ở miền Nam nước này.
Voi Gomphothere cổ đại có thể nặng tới 4 tấn và cao 3m, khiến các nhà khoa học tin rằng chúng là mục tiêu của các cuộc đi săn theo nhóm của cư dân bản địa. Nhà khảo cổ học Carlos Tornero cho biết các nhà khoa học đang nghiêng về giả thuyết này vì voi Gomphothere có kích thước rất lớn và rất hung tợn, do đó các cuộc săn bắt loài này cần nhiều người cùng tham gia.
Theo các nhà khoa học, với khám phá này, họ có thể nghiên cứu sâu hơn về tác động của con người đối với khu vực mà ngày nay là miền Nam Chile, cũng như việc các điều kiện khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng như thế nào đến các loài động vật tại đây vào thời điểm đó.
Theo nhà khảo cổ học Elisa Calas, phát hiện này mang lại rất nhiều thông tin mới, chẳng hạn tác động của khí hậu thay đổi đối với các loài động vật. Bà Calas cũng cho biết tác động của con người gây ra đối với môi trường trước đây tương tự với những gì xảy ra ngày nay.