Kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao

Sau 79 năm (2/9/1945-2/9/2024), từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, Việt Nam đã chuyển mình trở thành nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, sau gần 40 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập (1986 đến nay), đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt.

Năm 2023, quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Với kết quả đó, Việt Nam xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table - WELT) của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR). Dự báo trong tương lai, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh, đạt vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD.

Chú thích ảnh
TTXVN/Báo Tin tức
Kinh tế tăng trưởng chậm lại, Fed có thể sớm thay đổi lãi suất
Kinh tế tăng trưởng chậm lại, Fed có thể sớm thay đổi lãi suất

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm trong tuần trước, trong khi số nhà xây mới trong tháng Năm rơi xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm. Các số liệu này cho thấy hoạt động kinh tế vẫn ở mức vừa phải trong quý II/2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN