Những sai lầm nhỏ đi vào lịch sử (Tiếp theo và hết)

Cuộc đào thoát “ngớ ngẩn” của Marie Antoinette


Cuộc cách mạng Pháp sẽ đi theo một con đường khác nếu Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette trốn thoát được. Nỗ lực tẩu thoát của họ bất thành vì sự ngớ ngẩn của hoàng hậu.

Marie Antoinette.


Ban đầu, Nhà vua lên kế hoạch tẩu thoát bí mật một mình và vận động các đồng minh của ông thực hiện chống cách mạng. Vào phút cuối, Hoàng hậu Marie Antoinette khăng khăng đưa con cái trốn cùng Nhà vua. Thay vì dùng phương tiện chạy trốn nhỏ và nhanh, Hoàng hậu Marie Antoinette chọn một chiếc xe ngựa to và chậm chạp cùng với những món đồ sang trọng. Sự lựa chọn ngớ ngẩn này đã khiến chiếc xe của Hoàng hậu đi lạc đường và đến điểm hẹn muộn những 30 phút.


Không những thế, những đồ trang trí quý phái của chiếc xe ngựa cũng thu hút sự chú ý và ngờ vực của người qua đường, đặc biệt là giám đốc bưu điện Jean - Baptiste Drouet. Một số nguồn tin nói rằng Drouet đã nhận ra Nhà vua từ hình chân dung của ông in trên tiền xu và tiền giấy. Nguồn tin khác lại cho biết Drouet đã thấy một sĩ quan dừng lại chào chiếc xe khi nó đi qua. Bất kể vì lý do nào thì cuộc tẩu thoát bí mật của Nhà vua đã bị bại lộ, dẫn đến sự sụp đổ của hoàng gia.


Mừng sinh nhật vợ vào ngày đổ bộ Normandy

Erwin Rommel và vợ.


Một trong những thời khắc quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai liên quan đến Erwin Rommel. “Cáo Sa mạc” (biệt danh của Rommel), được Hitler giao cho nhiệm vụ bảo vệ Normandy, bờ biển nước Pháp.


Sau nhiều tuần thấy thời tiết xấu và đối phương án binh bất động, Rommel tin rằng một cuộc xâm lăng sẽ còn lâu mới diễn ra. Do đó, ông đã đã trở về Đức vào để ăn mừng sinh nhật vợ mình vào ngày 6/6/1944.


Không ngờ là đúng vào ngày này, quân Đồng minh đã đổ bộ lên Normandy. Hàng ngũ quân đội Đức trở nên rối loạn vì thiếu vắng Rommel, một trong những nhà chiến thuật tài năng nhất.


Bản thân Rommel đã thừa nhận sai lầm của mình. Mặc dù ông đã quay trở lại Normandy nhanh nhất có thể nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Quân Đồng minh đã chiếm lĩnh các công sự và không có gì có thể ngăn họ tiến đến Đức.

Thành phố Constantinople thất thủ vì cửa không khóa

Một cổng thành Constantinople.


Sự sụp đổ của thành phố Constantinople năm 1453 có một ảnh hưởng đặc biệt đến thế giới phương Tây. Trên thực tế nó đã chấm dứt thời kỳ Trung cổ, đánh dấu sự thống trị của Đế chế Ottoman và dẫn đến thời kỳ Phục hưng. Thế giới có thể sẽ khác đi rất nhiều nếu những người Byzantine bảo vệ thành công Constantinople.


Đáng lẽ ra người Byzantine có cơ hội rất tốt để chiến thắng. Mặc dù quân Ottoman có lợi thế về quân số với súng đại bác nhưng các bức tường cao dày xung quanh Constantinople đã ngăn họ nhanh chóng chiếm được thành phố này. Nếu quân Byzantine cầm chân địch được lâu hơn, sự cứu viện từ các đồng minh châu Âu có thể đã đảo ngược tình thế của trận đánh.


Không may là nỗ lực giữ thành của người Byzantine đã thất bại bởi một sai sót vô cùng ngớ ngẩn: ai đó đã quên không khóa một cánh cổng thành. Trớ trêu thay, đây chính là cánh cổng người Byzantine đã từng bước qua để lấy lại thành phố từ tay quân Thập tự chinh 200 năm trước. Sau khi quân Ottoman lọt qua cánh cổng này và kéo cờ trên tháp cổng, mọi thứ trở nên hỗn loạn. Những người bảo vệ thành tin rằng thành phố của họ đã sụp đổ. Sự kháng cự yếu dần và người Ottoman rốt cuộc đã chiếm được Constantinople.


Điệp viên đánh mất tài liệu

Heinrich Albert.


Nhà ngoại giao Đức Heinrich Albert, người trả tiền cho giới điệp viên Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Mỹ, đánh một giấc dài trên tàu vào một ngày tháng 7/2015. Tàu dừng đột ngột khiến ông giật mình. Sau đó ông nhanh chóng rời đi, để quên tập tài liệu có chứa nội dung về hoạt động lật đổ chính phủ Mỹ.


Sau khi phát hiện sai lầm chết người của mình, Albert vội vã quay lại tìm tập tài liệu. Không may là chiếc cặp tài liệu đã bị Frank Burke, một mật vụ theo đuôi Albert, cuỗm mất. Albert đuổi theo nhưng đã bị Burke cắt đuôi.


Chính phủ Mỹ, thay vì chính thức đối đầu với Đức, đã quyết định duy trì thế trung lập của mình bằng cách làm rò rỉ những tài liệu này cho báo giới. Hậu quả sau đó là những nhà ngoại giao dính dáng đến việc này đều bị điều chuyển trở về Đức. Vụ rò rỉ đã xoay chuyển dư luận Mỹ về hướng ủng hộ cuộc chiến với Đức.


Trần Anh

Những sai lầm nhỏ đi vào lịch sử
Những sai lầm nhỏ đi vào lịch sử

Những sai lầm bé nhỏ cũng có thể tạo nên lịch sử. Đó có thể là một cú đánh tay lái sai lầm, nhầm múi giờ, cánh cổng thành quên không khóa...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN