Vậy quá trình nào dẫn đến việc quần đảo Aland là khu phi quân sự đặc biệt?
Hiệp định đầu tiên ghi nhận Aland là khu vực phi quân sự có từ năm 1856 và được ký kết khi quần đảo này thuộc Đế chế Nga còn Phần Lan với tư cách là một quốc gia độc lập vẫn chưa tồn tại. Sau Chiến tranh Crimea (10/1853 – 2/1856), việc phi quân sự hóa Aland được coi là một điều kiện Pháp và Anh đưa ra với Nga.
Hiệp ước thứ hai từ năm 1922 do Hội Quốc Liên soạn thảo tại Geneva (Thụy Sĩ) thiết lập quyền tự trị của Aland trong Phần Lan. Trong đó có chỉ dẫn tỉ mỉ về loại chiến hạm nào có thể neo đậu trong vùng nước của Aland hoặc chiến đấu cơ nào có thể bay qua quần đảo này. Hiệp định cũng bao gồm điều khoản khiến Aland thành một phần của Phần Lan với ngôn ngữ duy nhất là tiếng Thụy Điển.
Lần thứ ba là Hiệp định Hòa bình Moskva năm 1940 diễn ra sau cuộc Chiến tranh Mùa Đông (1939-1940) giữa Liên Xô và Phần Lan. Lần thứ tư là Hiệp định Paris năm 1947 sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai trong đó nêu “quần đảo Aland vẫn phi quân sự”.
Mặc dù quần đảo Aland là khu phi quân sự nhưng Phần Lan vẫn chịu trách nhiệm cho an ninh tại nơi này. Vẫn có sự hiện diện của cảnh sát, lực lượng tuần duyên và biên phòng Phần Lan trên quần đảo Aland.
Ngày 4/4, Phần Lan đã chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này. Với diễn biến này, Aland được đảm bảo bởi cơ chế an ninh tập thể từ 30 thành viên còn lại của NATO trong trường hợp bị tấn công.