Bond xuất hiện từ dưới biển trong bộ đồ lặn, đánh bất tỉnh một bảo vệ, gài một ít thuốc nổ và sau đó cởi bỏ bộ đồ lặn, để lộ ra bên trong bộ quần áo vest lịch lãm, hoàn toàn khô ráo. Sau đó, Bond vào một quán bar chờ vụ nổ mà anh vừa sắp đặt.
Cảnh phim gây ấn tượng này có vẻ khó tin nhưng trong thực tế, nó đã xảy ra đúng như vậy thời Thế chiến II. Người điệp viên ngoài đời thực đó là Peter Tazelaar. Ông là James Bond đời thực, làm việc cho Chính phủ Hà Lan lưu vong và được mật vụ Anh hỗ trợ.
Sứ mệnh của ông có mật danh Contact Holland (tạm dịch: Liên lạc Hà Lan), trong đó ông thâm nhập vào Scheveningen, một thành phố nghỉ dưỡng ở Hà Lan đang bị Đức Quốc xã kiểm soát. Câu chuyện Tazelaar trở thành điệp viên và được giao nhiệm vụ trên như thế nào diễn ra cách đây vài năm.
Lúc đầu, Tazelaar được đào tạo trở thành chuẩn úy hải quân tại trường Đại học Hải quân Hoàng gia Hà Lan năm 1938. Sau đó, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ.
Mặc dù Hà Lan về mặt chính thức là quốc gia trung lập trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, nhưng Hà Lan buộc phải tham gia cuộc chiến khi phát xít Đức tràn qua biên giới, bắt đầu xâm lược nước này ngày 10/3/1940.
Lúc đó, Tazelaar đang làm việc trong hải quân thương gia Hà Lan. Ông đã liên lạc với một đồng nghiệp cũng là chuẩn úy hải quân tên là John Birnie – người cùng với các đồng nghiệp và học viên khác đã thành lập một tổ chức kháng chiến bí mật Ordedienst. Từ đó, Tazelaar bắt đầu tham gia thế giới kháng chiến, tình báo và phá hoại ngầm nhằm vào kẻ thù.
Các thành viên của Ordedienst nhận thấy họ cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để chống Đức Quốc xã. Khi đó, Tazelaar được giao một nhiệm vụ. Ông sẽ phải tới Anh và liên lạc với mật vụ nước này để nhờ hỗ trợ. Anh đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng nên nhiệm vụ sẽ không dễ dàng.
Để ngụy trang, Tazelaar tìm cách đưa tên mình vào danh sách thủy thủy đoàn, là người làm nhiệm vụ đốt lò trên một con tàu thương mại Thụy Sĩ treo cờ Panama. Hai chiến sĩ kháng chiến Hà Lan cũng trốn khỏi nước này trên con tàu cùng với Tazelaar. Về sau, họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh Contact Holland táo bạo của Tazelaar.
Con tàu hướng tới New York (Mỹ) để nhận ngô cho người Đức, nhưng Tazelaar và hai thành viên kháng chiến đã lẻn ra khỏi tàu khi nó đỗ ở quần đảo Faroe. Từ đây, họ tìm đường tới Anh.
Sau khi ở Anh, Tazelaar và hai thành viên kháng chiến là Erik Hazelhoff Roelfzema và Bram van der Stok đã liên lạc với Nữ hoàng Hà Lan lưu vong Wilhelmina. Sau đó, Erik Hazelhoff Roelfzema và Bram van der Stok vạch ra một kế hoạch có phần liều lĩnh để đưa các thành viên kháng chiến chủ chốt vào và ra khỏi Hà Lan. Kế hoạch gồm một chiếc xuồng, một bộ đồ lặn thiết kế đặc biệt và một chai rượu brandy. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, họ muốn xem Peter Tazelaar có thể thực hiện sứ mệnh điên rồ này không.
Van der Stok và Roelfzema đều rất quen thuộc với thành phố ven biển Scheveningen, nơi có khách sạn Palace ven biển bị Đức Quốc xã chiếm và dùng làm trụ sở. Đức Quốc xã tổ chức tiệc tùng cho các sĩ quan khá ồn ào và không kiểm soát chặt tại khách sạn vào thứ sáu hàng tuần.
Theo kế hoạch, Tazelaar sẽ lợi dụng bóng đêm, đi xuồng cao su vào càng gần bờ biển càng tốt. Sau đó, ông sẽ bơi vào bờ nốt quãng còn lại.
Sau khi lên bờ, Tazelaar sẽ bỏ bộ đồ lặn hoàn toàn chống nước và bên trong đã mặc sẵn một bộ vest cao cấp. Sau đó, ông sẽ đổ rượu brandy khắp người và loạng choạng đi qua mấy bảo vệ để vào khách sạn, giả vờ là một vị khách trong bữa tiệc vừa ra ngoài đi dạo bờ biển về.
Kế hoạch nghe có vẻ quá điên rồ và phi thực tế, nhưng Tazelaar sẵn sàng thử. Vào đêm 23/11/1941, ông đã mặc bộ đồ giữ nhiệt đặc biệt và bơi vào bờ. Sau khi lên bờ biển, ông cởi bỏ bộ đồ và bộ vest lịch lãm bên trong vẫn hoàn toàn khô ráo.
Sau khi vẩy một ít rượu brandy lên người, ông bốc mùi rượu giống như một người vừa uống say khướt để qua mặt đám bảo vệ. Ông đã thực hiện thành công phần đầu tiên táo bạo nhất trong kế hoạch.
Phần còn lại của sứ mệnh không suôn sẻ như họ hy vọng. Chiếc radio được thả xuống ở khu vực kẻ thù để ông sử dụng đã bị hỏng. Tệ hơn, khi đưa được một số thành viên kháng chiến quan trọng ra đến biển thì điều kiện thời tiết lại quá nguy hiểm, khiến họ không đi ra khỏi Hà Lan được.
Người Đức biết tin về kế hoạch và truy tìm Tazelaar, khiến ông không có lựa chọn nào khác là phải trốn khỏi Hà Lan. Ông và một thành viên kháng chiến khác đã trốn thoát vào tháng 1/1942 và vụ đổ bộ bãi biển kiểu James Bond không bao giờ xảy ra nữa.
Tuy nhiên, Tazelaar vẫn tiếp tục hợp tác với cả phong trào kháng chiến Hà Lan và mật vụ Anh. Ông về nước để chống phát xít Đức vào tháng 11/1944, khi ông và các đặc vụ khác nhảy dù xuống để thực hiện các sứ mệnh do thám và phá hoại. Ông tiếp tục sống cuộc đời đầy phiêu lưu sau chiến tranh, làm việc cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia lớn.
Có vẻ lạ khi cảnh mở đầu phim Goldfinger lại giống hệt nhiệm vụ của Tazelaar, nhưng cảnh đó không hề có trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ian Fleming cũng như không có trong kịch bản ban đầu của phim.
Tuy nhiên, Paul Dehn, biên kịch người Anh từng là sĩ quan tình báo cấp cao trong Thế chiến II đã được thuê để sửa kịch bản Goldfinder. Chính ông là người đã thêm cảnh James Bond mặc đồ lặn giống Tazelaar.
Có phải vì Paul Dehn biết được sứ mệnh của Tazelaar cách đây khoảng 20 năm nên đã lấy đó làm cảm hứng để viết kịch bản phần đầu phim Goldfinger? Đây là một khả năng rõ ràng nhưng chưa có ai xác nhận.
Peter Tazelaar, gián điệp đời thực có thể đã truyền cảm hứng cho cảnh phim biểu tượng của James Bond, qua đời năm 1993. Khi còn sống, ông đã kết hôn 4 lần, được công chúng Hà Lan biết tới thông qua cuốn sách Soldier of Orange và bộ phim cùng tên năm 1977.