Mỹ đánh giá Nga thành công ít tốn kém tại Syria

Các quan chức Mỹ và giới phân tích quân sự cho biết 3 tháng sau khi phát động chiến dịch không kích chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được mục tiêu trọng tâm.

Không quân Nga không kích một căn cứ của IS gần Raqqa ngày 9/10. Ảnh: AFP/ TTXVN

Những mục tiêu đó là bình ổn chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad với chi phí tương đối thấp và có thể duy trì chiến dịch không kích chống IS ở nước này trong thời gian dài lâu hơn.

Đánh giá trên được đưa ra bất chấp những quả quyết công khai của Tổng thống Mỹ Barack Obama và các trợ lý cấp cao rằng Tổng thống Putin đã sa lầy trong sứ mệnh hỗ trợ ông Assad và sẽ phải vật lộn để trang trải chi phí cho chiến dịch không kích tại Syria mà nhiều khả năng sẽ thất bại.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đề nghị giấu tên cho biết: “Theo tôi rõ ràng là chế độ Assad có thể đang ở thế an toàn hơn so với trước”.

5 quan chức Mỹ khác được phỏng vấn cũng tán đồng với quan điểm rằng sứ mệnh của Nga đã thành công nhất từ trước đến nay và với chi phí tương đối thấp.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria hôm 30/9 vừa qua, Nga chỉ phải chịu thương vong tối thiểu và bất chấp những khó khăn về tài chính ở trong nước vẫn dễ dàng đáp ứng chi phí cho các chiến dịch trên, vốn được các nhà phân tích ước tính khoảng 1-2 tỷ USD/năm.

Theo một quan chức tình báo Mỹ, nguồn kinh phí này được trích từ ngân sách quốc phòng thường niên của Nga hiện ở mức khoảng 54 tỷ USD.

Giá dầu thế giới lao dốc mặc dù gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga, nhưng cũng giúp nước này giảm tải ngân sách quốc phòng với việc giảm chi phí nhiên liệu vận hành máy bay và tàu chiến. Ngoài ra, cuộc chiến tại Syria cũng giúp Moskva tiêu thụ kho bom thông thường có từ thời Liên Xô trước đây.

Ngoại trưởng Mỹ: Iran vận chuyển urani làm giàu cấp độ thấp tới Nga


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ngày 28/12, một tàu chở 11 tấn nguyên liệu urani được làm giàu ở cấp độ thấp đã rời Iran để lên đường tới Nga, đồng thời ca ngợi đây là một động thái quan trọng của Tehran trong việc thực thi các cam kết của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hôm 14/7 vừa qua với các cường quốc thuộc nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức).

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Kerry nêu rõ: “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã thấy những dấu hiệu tiến bộ đáng kể hướng tới việc Iran hoàn tất các cam kết chủ chốt của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân. Chuyến hàng này bao gồm tất cả nguyên liệu hạt nhân của Iran được làm giàu tới 20% mà không được sản xuất dưới dạng thanh nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân phục vụ mục đích nghiên cứu của Tehran".

Nhà ngoại giao 72 tuổi bổ sung: "Việc đưa toàn bộ nguyên liệu hạt nhân được làm giàu này ra khỏi Iran là một bước quan trọng hướng tới việc Tehran đáp ứng các cam kết sở hữu không quá 300 kg urani được làm giàu ở cấp độ thấp”.

TTXVN/Tin Tức
Quan hệ Nga-phương Tây: Hợp tác trong đối đầu
Quan hệ Nga-phương Tây: Hợp tác trong đối đầu

Dù quan hệ Nga – phương Tây có dấu hiệu “ấm lên” trong năm 2015, song trên thực tế, đó là sự “hợp tác trong đối đầu”, đặc biệt khi nhiều vấn đề quốc tế không thể giải quyết được nếu thiếu vai trò của một nước Nga ngày càng quyết đoán và mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN