Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng.
Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp cùng Hội Sinh vật cảnh TP Hà Nội tổ chức Lễ Khai mạc Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội lần thứ nhất năm 2024 tại Khu trường đua F1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn tại các vị trí bị ngập úng trên tuyến đường ở huyện Mỹ Đức. Thời gian từ 9 giờ ngày 13/9 cho đến khi nước rút.
Ngay khi nước tại các khu vực ngập lụt trên địa bàn Hà Nội rút, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) đã tiến hành rà soát, kiểm tra hệ thống điện, nhanh chóng cấp điện trở lại cho người dân sử dụng đảm bảo an toàn, ổn định.
Trước thông tin lan truyền mạng xã hội cho rằng: "vỡ đê ở huyện Ứng Hòa - Hà Nội", sáng 13/9/2024, lãnh đạo UBND huyện Ứng Hòa cho biết, huyện vừa cho kiểm tra tất cả hệ thống đê, đập tràn trên địa bàn và hệ thống này đang đảm bảo an toàn.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành phương án phân luồng tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên tuyến đường 419 (80 cũ) và đường 425 (74 cũ) thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Để đảm bảo công tác phòng, chống úng ngập, hạ mực nước đệm trên hệ thống, Trạm bơm Yên Sở (công trình tiêu thoát nước lớn nhất của Hà Nội) đã được vận hành với 100% công suất 20/20 bơm.
Những ngày qua, tại các điểm di dân tập trung để tránh lũ lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội đều xuất hiện nhiều hành động thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của người dân Thủ đô như: Nhóm người dân nấu bánh chưng, rang lạc, muối vừng, tổ chức nấu bữa cơm đại đoàn kết hỗ trợ cho những người di dân tập trung, hoặc vận động các hộ gia đình trên địa bàn cho các hộ có nguy cơ không an toàn được ở nhờ...
Ngày 12/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 16/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố.
Cùng với việc nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 3, chủ động đối phó với tình hình thời tiết bất thường có thể xảy ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, rà soát các công trình trường học, bệnh viện, chung cư, công trình tập trung đông người. Nếu có dấu hiệu mất an toàn phải khẩn trương khắc phục mới được tiếp tục khai thác sử dụng, đảm bảo an toàn cho người và công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong vùng lũ nguy hiểm, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn yêu cầu, các xã cưỡng chế những hộ dân không hợp tác, di dời đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 11/9.
Ngày 11/9, theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa tại các điểm đo phổ biến từ 7,5 - 27,3 mm, cao nhất tại trạm Khí tượng Sơn Tây 27,3 mm.
Do nước lũ dâng cao gây ngập lụt tại nhiều địa phương, Hà Nội đã ban hành Lệnh báo động 2 trên sông Hồng. Ngay trong đêm 10/9 và sáng 11/9, nhiều quận, huyện bị ảnh hưởng bởi nước sông Hồng dâng cao đang quyết liệt vào cuộc để ứng phó.
Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã kiểm tra công tác khắc phục bão và kiểm tra tình hình ngập lụt tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình.
Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì. Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt chỉ đạo huyện Ba Vì duy chặt chẽ không để người và phương tiện qua cầu Trung Hà.
Ngày 10/9, trước tình hình mưa kéo dài, lũ sông Hồng lên cao, Hà Nội đã chủ động linh hoạt các phương thức dạy học, sơ tán người dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, kêu gọi người dân hộ đê xung yếu, các đơn vị y tế sẵn sàng mọi phương án phòng, chống với dịch bệnh sau mưa lũ.
Đêm khuya 9/9, nước sông Hồng dâng lên nhanh khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Qua rà soát các công trình cầu yếu, cầu tạm trên địa bàn thành phố của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các địa phương cho thấy, trên địa bàn còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới.
Ngày 9/9, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, ngay từ sáng sớm, công ty đã bố trí công nhân, máy móc, phương tiện tổ chức thu dọn vệ sinh các miệng thu, các tấm chắn vật cản, trục vớt cây gãy đổ trên kênh, mương, hồ, các trạm bơm, trạm xử lý đảm bảo công tác thoát nước; tập trung vận hành các trạm bơm đầu mối để tiêu thoát nước trên hệ thống và giữ mực nước đệm trên sông, hồ ở ngưỡng thấp nhất, sẵn sàng tiếp nhận và vận chuyển nước khi tiếp tục có mưa.
Sáng sớm 9/9, trên nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội, các phương tiện giao thông tấp nập lưu thông.
Theo báo cáo nhanh mới nhất, tính đến tối 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở các địa bàn: Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại.