Ngày 21/8, tại Thư viện Ta Quang Bửu, Đại học Bác Khoa Hà Nội đã diễn ra Ngày hội toán học mở 2016 : “Bản giao hưởng số Pi”.
Hội thảo "Mấy góc nhìn về Giáo dục Toán học ở Việt Nam" thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh tham gia. |
Ngày hội toán học mở 2016 thu hút được sự quan tâm của đông đảo các em nhỏ, học sinh, sinh viên, giảng viên và các bậc phụ huynh tham gia. Nhiều hoạt động trò chơi toán học diễn ra trong thời gian ngày hội như xưởng trải nghiệm toán học PoMath, đấu trường toán học, triển lãm tương tác “Hexagon: Các khối hình học”, khu giới thiệu sách,….
Hội thảo "Mấy góc nhìn về giáo dục toán học ở Việt Nam" với các diễn giả GS TSKH Hà Huy Khoái, TS Trần Nam Dũng, TS Chu Cẩm Thơ... là những người đang đóng góp nhiều hoạt động về toán học tại Việt Nam đã nhận được sự tương tác của nhiều khán giả. Hội thảo nhấn mạnh đến sự say mê trong học toán, tình yêu toán học nên bắt đầu từ đâu, như thế nào. Và giải pháp nào cho việc học toán hiện nay trong trường phổ thông, đặc biệt khơi dậy đam mê, niềm ham thích yêu toán ngay từ khi còn nhỏ.
Đáng chú ý, ngày hội Toán học mở còn có sự tham gia của GS Ngô Bảo Châu với bài giảng đại chúng liên quan đến lịch sử về định lý cuối cùng của Fermat.
Trong hơn 1 tiếng đồng hồ, GS Ngô Bảo Châu đã nêu lịch sử, định nghĩa, quá trình giải phép toán fermat. Được biết phép toán này đã tốn không biết bao nhiêu công sức của các nhà toán học chuyên nghiệp và nghiệp dư. Những ví dụ và tính chất phức tạp của nó trong quá trình giải toán. Nhiều vấn đề toán học cao cấp được GS Ngô Bảo Châu đề cập không được GS, giảng viên toán, sinh viên đón nhận một cách gần gũi và nồng nhiệt.
Trong chuỗi bài giảng đại chúng còn có có sự góp mặt của các giáo sư toán học nổi tiếng khác như GS Vũ văn Hà (Đại học Yale), và bài giảng của nhà ngôn ngữ học Trịnh Hữu Tuệ ( Đại Học Wisconsin-Milwaukee)….
Các hoạt động trải nghiệm toán học thông qua mô hình tại ngày hội được nhiều học sinh quan tâm. |
Ngày hội toán học đã đem lại cho người tham gia nhiều trải nghiệm toán học thú vị và gần gũi, một số trò chơi về toán học như giải toán bằng câu đố, đọc sách toán. Ngày hội còn có khu trò chơi, các xưởng chế tác, thực nghiệm hay triễn lãm tương tác. Tạo cơ hội cho những người tham gia chiêm ngưỡng nét đẹp hoàn mỹ của toán học, được trải nghiệm toán học ở mức độ hoàn toàn mới.
Thông điệp của ngày hội giúp toán học "không xa cách" đã thực sự đến được với đông đảo tầng lớp trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên và những người dạy, làm toán ở Việt Nam.