0914.914.999
Email: thuky@baotintuc.vn
Rss
Fanpage
Bản mobile
Thời sự
Chính trị
Chính sách và cuộc sống
Chính phủ với người dân
Việt Nam: Kỷ nguyên mới
Phản hồi - Phản biện
THẾ GIỚI
Phân tích-Nhận định
Chuyện lạ thế giới
Người Việt 4 phương
KINH TẾ
Thị trường - Tài chính
Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bất động sản
Tài chính – Ngân hàng
Người tiêu dùng
XÃ HỘI
Vấn đề quan tâm
Phóng sự- điều tra
Người tốt - Việc tốt
Mạng xã hội
Chính sách BHXH-BHYT
PHÁP LUẬT
Văn bản mới
An ninh trật tự
Chống buôn lậu - hàng giả
Đơn thư bạn đọc
VĂN HÓA
Đời sống văn hoá
Giải trí - Sao
Du lịch
Sáng tác
Ẩm thực
GIÁO DỤC
Tuyển sinh
Du học
Tư vấn
Bàn tròn giáo dục
THỂ THAO
Bóng đá
Tennis
Thể thao 24h
Chuyện thể thao
HỒ SƠ
Giải mật
Thế giới bí ẩn
Nhân vật - Sự kiện
Vụ án nổi tiếng
QUÂN SỰ
Hồ sơ quân sự
Tập trận - Diễn tập
Quốc phòng
Vũ khí khí tài
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Ô tô xe máy
Điện tử - Viễn thông
Khoa học đời sống
BIỂN ĐẢO
Bảo vệ chủ quyền
Kinh tế biển đảo
Hỏi đáp Luật Cảnh sát biển
Y tế
Chính sách
Dịch bệnh
Bệnh viện – Bác sĩ
Giới tính
Địa phương
Hà Nội
TP Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Tây Bắc - Tây Nguyên - Tây Nam bộ
VIDEO
Talk show
Phóng sự
Podcast
Góc nhìn
ẢNH
INFOGRAPHICS
MEGASTORY
BẠN ĐỌC
Giải mã muôn mặt
Ảnh 360
Tin tức TV
Sự kiện
Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ
Thực hiện Nghị quyết 18
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Giáo dục
Tuyển sinh
Du học
Bàn tròn giáo dục
Tư vấn
“Lều chõng” của học sinh ở vùng cao biên giới
Thứ Tư, 08/06/2011 22:05
|
Giáo dục
Nằm xen lẫn giữa các tán cây ở khu Vườn ươm thuộc tổ 7, thôn Dung, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) là những túp lều đơn sơ do các em học sinh người dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã vùng cao biên giới về đây dựng lên để ở và học tập.
Năm học 2010-2011, trường THPT Nam Giang có hơn 1.200 học sinh, trong đó có 969 em là người dân tộc thiểu số phải đi học xa nhà. Do phòng nội trú của trường không thể đáp ứng hết tất cả nhu cầu, những học sinh nghèo của trường PTTH Nam Giang đã mượn đất của bà con họ hàng xa dựng lều để ở. Trong những căn lều đơn sơ này, các em đang miệt mài gánh gồng với nhiều nỗi lo để theo đuổi những giấc mơ con chữ mà các em đang ươm mầm từ hôm nay.
Trong túp lều nhỏ được ghép tạm bợ bằng những tấm phên nứa, cứ mỗi lần gió thổi là chực tốc lên, cô học trò nhỏ Hiên Thị Hương đang cùng các bạn cặm cụi học bài trên chiếc bàn cột bằng nứa đập dập. Ghế ngồi chỉ là một tấm ván đã hỏng được đóng trên chiếc cọc cắm xuống đất. Nhà Hương ở thôn 49, xã Đắc Pring, cách trường tới gần 100 km.
Một “lều chõng” của học sinh ở khu vườn ươm.
Xa quá nên cứ 2 tháng Hương mới về nhà một lần. Mỗi lần về như vậy Hương đều mang theo gạo, muối và kèm theo 200.000 đồng – những thứ ba mẹ em phải tích cóp, dành dụm cả mấy tháng trời mới có được để trang trải sinh hoạt cá nhân và ăn uống trong cả 2 tháng này. “Nhà nghèo nên chúng em phải chắt chiu từng đồng thì mới có thể bám trụ được đến bây giờ đấy. Một lần đi chợ, bọn em phải tính toán để nấu ăn được 3-4 ngày. Sau giờ học, cả nhóm lại chia nhau ra bìa rừng để hái rau dại và lượm củi về nấu, chứ tiền mẹ cho không đủ mua thức ăn. Đến cái ăn trong nhà còn khó, huống gì chi phí tiền cho em ăn học nữa?”, Hiên Thị Hương cúi mặt cố giấu đôi mắt đỏ hoe vì xúc động.
Cũng giống như hoàn cảnh của Hương, Zơ Râm Trượm ở thôn Pà Oi, xã La Dêê xuống thị trấn để theo học THPT. Không đủ tiêu chuẩn để xin vào ở nội trú, Trượm xin dựng lều trong vườn của một người họ hàng xa để tiếp tục theo học THPT. Nhà Trượm có 6 anh chị em, hai anh chị đầu học xong lớp 12 rồi cũng quay về núi làm nương rẫy với bố mẹ, còn 3 em đang đi học.
Mỗi lần về mẹ Trượm vét hết túi và vay mượn hơn 300.000 đồng cho em mang đi học. Trừ hết 60.000 đồng tiền xe từ xã đến trường, số tiền còn lại Trượm cố gắng thắt chặt chi tiêu, ăn uống, cố gắng xoay xở để tiếp tục con đường học hành. Trượm tâm sự: Trước mắt em phải tập trung lo ôn thi tốt nghiệp. Điều kiện học hành không có nên giấc mơ đại học với em vẫn xa vời. Được đi học đã là một điều may mắn lắm rồi. Chỉ hi vọng em đủ sức để vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp, rồi sau đó mới tính tiếp.
Ông Hiên Văn Nhào, tổ trưởng tổ 7, khu Vườn ươm cho biết: Những căn lều tranh, vách nứa là nơi hơn 10 năm nay, con em đồng bào dân tộc thiểu số Ve, T’riềng, Cơ-tu rèn chữ, rèn người.
Điều kiện khó khăn nên các em đã tìm cách bám trụ với từng con chữ bằng việc mượn đất vườn của những người dân và dựng lều để ở. Những túp lều tranh ngày càng nhiều, nằm rải rác khắp các tổ, thôn xung quanh thị trấn. Riêng ở khu vực Vườn ươm đã có tới trên 30 túp lều tranh, với khoảng 100 em học sinh từ các xã vùng cao, biên giới về sinh sống và học tập. Nhìn các em chăm lo học tập, người dân trong khu vực Vườn ươm rất mừng, phấn khởi và thường xuyên động viên, nhắc nhở, bảo ban các em cố gắng hơn nữa. Nhiều gia đình giúp các em bằng những bó rau, củ quả hái được trên nương rẫy.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Ngô Văn Ái, Hiệu trưởng Trường PTTH Nam Giang bộc bạch: Được sự đầu tư của ngành giáo dục và địa phương, một khu nội trú mới đang được gấp rút xây dựng và sẽ được đưa vào sử dụng vào đầu năm học 2011-2012, giải quyết được rất nhiều nhu cầu về chỗ ở cho học sinh vùng cao về trường học tập. Trường cũng vừa tham mưu cho huyện xây dựng đề án thành lập trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tại xã biên giới La Dêê, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh các xã vùng cao biên giới theo học THPT.
Bài và ảnh:
Hứa Chung
Chia sẻ:
Video
Khẩn trương rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị
Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết đồng bào, chiến sỹ thành phố Cần Thơ
Phiên họp thứ nhất BCĐ Trung ương về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Khi âm nhạc trở thành sứ giả kể chuyện tại Home Hanoi Xuan 2025
Chở hàng Tết ra đảo Lý Sơn
TP Hồ Chí Minh: Công nhân và người thân lên chuyến tàu Công đoàn về quê ăn Tết
Khám phá ‘thiên nhiên trong tầm mắt’ tại các bản làng du lịch cộng đồng
Gần 700 suất quà 'Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo'
Tết Việt - Tết Phố 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc
Trao 100 phần quà Tết cho người khuyết tật
Rực rỡ sắc Xuân Tết Việt - Tết phố
Tết cận kề, người trồng hoa Tây Tựu lo lắng vì được mùa mất giá
Làng Thủy Trầm 'đỏ rực' đón Tết ông Công, ông Táo
Megastory
Megastory
Khởi đầu cho việc kết thúc khổ đau ở Gaza
Megastory
Khám phá 'vương quốc rắn' Đồng Tâm
Megastory
Độc đáo du lịch làng nghề
Megastory
‘Đô thị di sản' Huế khoác áo mới
Infographics
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: 14 thủ khoa thuộc những trường nào?
Phiên 20/1/2025: VN-Index tăng 0,44 điểm
Thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam năm 2024
Thông tin trước thềm Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump
tin đọc nhiều nhất
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến thảm họa cháy rừng khủng khiếp tại Los Angeles, Mỹ
Xử lý đối tượng xuyên tạc Nghị định 168 trên mạng xã hội Facebook
Hàng loạt xe máy leo vỉa hè bị phạt 5 triệu đồng
Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái
Ukraine thúc đẩy mua lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất
tin mới nhất
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
TP Hồ Chí Minh: Thưởng Tết giáo viên cao nhất là hơn 100 triệu đồng
Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa
Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành trường chuyên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đứng thứ 16 trong top 100 bảng xếp hạng đại học Việt Nam
tin cùng chuyên mục
Hà Tĩnh: Tiếp tục 'gặt mùa vàng' tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Học sinh FPT tra cứu được thứ hạng kết quả học tập trên toàn quốc
Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam VEX Robotics 2025: Vòng đấu khu vực Việt Bắc
Khoảng 14.000 thí sinh tham dự kỳ thi riêng đầu tiên của năm 2025
Hà Nội và Bắc Ninh lọt top đầu Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025
doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ
Thông cáo báo chí
Rao vặt
SHB dành hơn 13 tỷ đồng quà tặng ưu đãi cho cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
Hành trình TCP Việt Nam và dấu ấn vì cộng đồng 2024
Khi âm nhạc trở thành sứ giả kể chuyện tại Home Hanoi Xuan 2025
SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
Nỗ lực định hình ngành tài chính tiêu dùng với các giải pháp đổi mới
Du khách ngây ngất với Lễ hội đèn lồng hoành tráng chưa từng có ở Việt Nam
Khai trương khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái có mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng
Ra mắt Hub Livestream - cầu nối doanh nghiệp với kỷ nguyên số
Thả hồn vào trong cánh trắng
Vincom đón Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề ‘Vui chào tôi mới - Hội Xuân phơi phới’
Lan tỏa thông điệp xanh cho học sinh huyện Quốc Oai
Hà Nội: Quận Bắc Từ Liêm khai mạc Hội chợ Tết chào Xuân Ất Tỵ năm 2025
VinFast chính thức ra mắt thương hiệu tại Ấn Độ, giới thiệu VF 6 và VF 7
Mang mùa Xuân ấm áp đến với học sinh vùng cao
'Chuyến Xe Công đoàn – Xuân 2025' đưa gần 2.000 công nhân Bình Dương về nhà đón Tết
Vietjet giảm đến 20% giá vé Business, SkyBoss, sẵn sàng cùng bạn khám phá thế giới
Cùng Wyndham Grand Phu Quoc tận hưởng 'Tết mới thảnh thơi - Sum vầy hạnh phúc'
Thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính – bảo hiểm đa dạng
Triển khai chương trình 'Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững' năm thứ 2
Các đơn vị thông tin của TTXVN