Đúng 20 giờ tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026.
Tối 4/7, Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập không chuyên.
Tối 4/7, Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.
Dự kiến, cuối giờ chiều ngày 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của từng trường THPT trên địa bàn và điểm thi của các thí sinh.
Trong bối cảnh hàng nghìn học sinh, sinh viên tại Đắk Lắk tốt nghiệp mỗi năm, nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp, đúng chuyên ngành đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ.
Sau khi trúng tuyển vào lớp 10 công lập, học sinh TP Hồ Chí Minh bắt đầu lựa chọn tổ hợp 4 môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, định hướng nghề nghiệp và cơ hội xét tuyển đại học.
Tại hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 của Hà Nội, các đề thi đều được ra theo hướng đánh giá năng lực, tăng tính thực tiễn, giảm học thuộc lòng. Thực tế này khiến các học sinh vào lớp 9 và lớp 12 năm học tới cần sớm điều chỉnh cách học. Đồng thời, nhà trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy, hỗ trợ học sinh chuẩn bị vững vàng cho các kỳ thi năm 2026.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bố trí 6 điểm cấp tài khoản cho các thí sinh để hỗ trợ thí sinh tự do đăng ký xét tuyển đại học năm 2025.
Trong quá trình kiểm tra chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 tại một số địa phương, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác chấm thi phải ghi nhận được những nỗ lực, sáng tạo, chủ động, suy nghĩ riêng của thí sinh.
Thông tin thông báo tuyển sinh bổ sung đợt 2 của Trường Trung học phổ thông Nam Đàn 2 những ngày qua với 2,5 điểm/3 môn (đã bao gồm điểm ưu tiên và khuyến khích nếu có) vẫn đủ điều kiện nhập học đã khiến cho dư luận ở Nghệ An xôn xao, bày tỏ băn khoăn về tiêu chí tuyển sinh và chất lượng đầu vào của trường công lập trên địa bàn tỉnh.
Ngày 3/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành thí điểm Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm này thí sinh trúng tuyển lớp 10 Trung học phổ thông công lập ở tất cả các loại hình thực hiện thủ tục nhập học trực tiếp tại trường. Với chương trình Giáo dục phổ thông mới, việc làm sao để chọn 4 môn học lựa chọn phù hợp với năng lực học tập cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai là trăn trở của nhiều phụ huynh, học sinh khi vào lớp 10.
Ngày 3/7, đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đã kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Ninh Bình.
Tối 2/7, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thông báo về việc tổ chức đợt thi bổ sung Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025 cho các thí sinh bị ảnh hưởng về thời gian làm bài do sự bất cẩn của cán bộ coi thi, xảy ra trong đợt thi thứ 2 vừa qua.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm xét tuyển tài năng năm 2025.
Ngày 2/7, Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 tại tỉnh Bắc Ninh.
Sau khi chính thức hợp nhất với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh hiện có quy mô lớn nhất cả nước với khoảng 2,6 triệu học sinh, gần 3.500 trường học và hơn 110.000 giáo viên.
Sáng 2/7, Tạp chí Công dân và Khuyến học long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Gia đình học tập”.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã hoàn thành, nhiều ý kiến cho rằng đề thi năm nay là một bước tiến đáng kể, với những cải tiến về cấu trúc và cách đánh giá năng lực học sinh nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại rằng độ khó của đề thi có thể gây bất lợi cho học sinh.
Từ ngày 1/7, kỳ tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026 đối với bậc học mầm non, lớp 1 và lớp 6 tại Hà Nội bắt đầu. Đây cũng là ngày đầu tiên bộ máy chính quyền 2 cấp chính thức vận hành. Trong bối cảnh đó, ngành Giáo dục Thủ đô giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh.