Tính độc đáo sáng tạo trong tác phẩm của Dostoevsky

Cách đây 193 năm, ngày 11/11/1821, nhà văn thiên tài của nước Nga Fyodor Dostoevsky đã cất tiếng khóc chào đời tại Moskva. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga và thế giới thế kỷ XIX, với những tác phẩm bất hủ mà nhiều bạn đọc Việt Nam cũng rất yêu mến, như: “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em nhà Karamazov”…


Fyodor Dostoevsky (1821 - 1881)
Sinh thời, Dostoevskyđã khá nổi tiếng, nhưng phải sau khi ông mất, thế giới như đột nhiên phát hiện ra Dostoevsky. Hàng loạt danh nhân Nga và châu Âu, đại diện cho những trào lưu tư tưởng - nghệ thuật mới nảy sinh, đua nhau phát biểu về Dostoevsky. Có thể nói, làn sóng hâm mộ Dostoevskylan tràn khắp châu Âu từ đầu thế kỷ XX không phải là một thứ mốt tinh thần. Nó lắng đọng thành tình yêu bền bỉ của các thế hệ độc giả nối tiếp nhau đối với một thiên tài đã quyết liệt và đi trước thời đại mình, thành những nỗ lực chuyển dịch tác phẩm Dostoevskysang hàng chục thứ tiếng, thành hàng trăm, hàng ngàn công trình nghiên cứu cuộc đời, nhân cách, sáng tác của ông.


Cùng với vinh quang toàn cầu, Dostoevskymau chóng phát huy ảnh hưởng tới văn học thế giới, tới những khu vực tưởng chừng xa lạ lắm với văn hóa Nga và châu Âu - một Akutagawa ở Nhật Bản, một Lão Xá ở Trung Quốc và một Nam Cao ở Việt Nam. Điều đó đủ cho thấy quy mô và chiều sâu của ảnh hưởng ấy.


Không chỉ trong văn học nghệ thuật, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, người ta thấy sự hiện diện giàu hiệu ứng của Dostoevsky: triết học, thần học, đạo đức học, tâm lí học, chính trị học, luật học...


Năm 1845, Dostoevskycho ra đời tác phẩm “Những kẻ bần hàn”. Cuốn tiểu thuyết đã mở ra một trang mới trong lịch sử văn học Nga và đưa ông lên vị trí cao trên văn đàn khi ông chỉ ra rằng những con người ở bậc thang thấp nhất trong xã hội cũng có quyền có những tình cảm cao cả.


Từ đó, Dostoevskyvững bước trên con đường sáng tác và chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng tiến bộ của Belinsky. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm như: “Con người kép” (1846), “Những đêm trắng” (1848)...


Năm 1866, ông cho ra đời tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt”, kể về một sinh viên nghèo, đã giết một mệnh phụ già keo kiệt để lấy tiền của bà ta. Người sinh viên tin rằng anh ta đã làm đúng vì bản thân anh ta tốt đẹp hơn nạn nhân. Nhưng cuối cùng lương tâm đã buộc anh phải thú tội. “Tội ác và trừng phạt” được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của thế giới và được chuyển thể thành phim. Các nước Mỹ, Pháp, Đức, Phần Lan, Anh và cả Ấn Độ đều đã có phim dựa theo tác phẩm danh tiếng này.


Tội ác và trừng phạt” được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của thế giới và được chuyển thể thành phim.


Sau đó, Dostoevskyviết tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “Con bạc” (1866), “Chàng ngốc” (1868), “Lũ người quỷ ám” (1872), “Gã thanh niên mới lớn” (1875)... Năm 1880, Dostoevsky viết “Anh em nhà Karamazov”, tác phẩm lớn cuối cùng của ông. Một thế giới quan đầy mâu thuẫn, một xã hội rối loạn, đầy điên đảo được ông miêu tả như bóng đen chụp xuống số phận mỗi con người. Ông được coi là nhà tâm lý “thiên tài” khi đi sâu khám phá tận đáy sâu tâm hồn nhân vật, đặc biệt là sự giằng co, đấu tranh, tâm lý của nhân vật chính   Raskonikov. Thậm chí, triết gia nổi tiếng của Nga thế kỷ XIX Vladimir Soloviev còn ca ngợi Dostoevskylà “vị tiên tri của Thiên Chúa”, bởi dường như trước mặt ông có cuốn sách mở về những số phận khác nhau của con người.


Cũng giống như “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em nhà Karamazov” khi ra đời đã trở thành một trong những tác phẩm văn học cuốn hút được nhiều người đọc nhất thế giới và được dựng thành kịch, phim ở nhiều nước. Đánh giá về 5 tác phẩm Dostoevskyviết trong 15 năm cuối đời là “Tội ác và trừng phạt”, “Chàng ngốc”, “Lũ người quỷ ám”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Anh em nhà Karamazov”, một nhà khoa học Nga đã viết: “Sau chúng, nhân loại đã trưởng thành thêm một bước”.


Có thể nói, 5 tiểu thuyết nói trên là một quần thể kiệt tác kỳ vĩ và độc đáo vô tiền khoáng hậu. Chúng chứa đựng những khám phá to lớn nhất của Dostoevskyvề con người, những ý tưởng sâu sắc về lẽ sống và những đường hướng hoàn thiện sự sống, những tiên đoán và cảnh báo lúc phát ra tưởng là huyễn hoặc, nhưng sự anh minh của chúng đã được các thế hệ mai sau khâm phục thừa nhận. Về loại hình, mọi người đều cảm thấy chất cách tân rõ rệt của những tiểu thuyết ấy, nhưng chưa ai đưa ra được định nghĩa bao quát đầy đủ các đặc điểm cấu thành của chúng: “tiểu thuyết triết lý”, “tiểu thuyết tư tưởng”, “tiểu thuyết - bi kịch”, “tiểu thuyết phức điệu”... - tất cả những định nghĩa ấy đều đúng đắn và sâu sắc, song vẫn không lột tả hết tính độc đáo sáng tạo của những kỳ đài nghệ thuật mang tên Dostoevsky.


Đối với Việt Nam, Dostoevskylà cái tên quen thuộc của nhiều thế hệ độc giả. Đặc biệt, với các thế hệ nhà văn Việt Nam, từ lâu Dostoevskyđã trở thành người bạn tri kỷ vong niên, đồng thời là người thầy khả kính. Rất nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết của Dostoevsky trở thành sách gối đầu giường. Câu nói nổi tiếng của ông: “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các hội thảo văn học, các dịp kỷ niệm ngày sinh các nhà văn Nga vĩ đại mà Dostoevskyđược coi là đại biểu số một.


Dostoevskyqua đời ngày 9/2/1881, tại Saint Peterburg, giữa lúc tài năng đang nở rộ và đạt đến đỉnh vinh quang. Đại văn hào Macxim Gorki đã từng nhận xét: Dostoevsky vẫn là “nhà văn thiên tài, biết phân tích những bệnh trạng của xã hội thời ông” và “là một thiên tài không thể phủ nhận được; với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng được”.

 


Trung tâm Thông tin tư liệu/TTXVN

             

 

‘Shakespeare’ của văn học Đức
‘Shakespeare’ của văn học Đức

Cứ đến ngày 10-11 hàng năm, những người yêu văn chương trên khắp nước Đức và thế giới lại có dịp tưởng nhớ về Johann Christoph Friedrich Schiller, nhà thơ, nhà viết bi kịch và triết gia nổi tiếng người Đức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN