Có nên bổ sung Omega để hỗ trợ trẻ phát triển trí não?

Bạn đọc hỏi: Nhiều cha mẹ bổ sung Omega vào thực đơn của trẻ với mong muốn con phát triển trí não tốt nhất. Vậy, Omega có trong các loại thực vật và động vật nào? Cách bổ sung nào là phù hợp?

Chú thích ảnh
Omega có trong cả thực vật và động vật. Ảnh: VDD.

Về vai trò của Omega trong phát triển trí não của trẻ, PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết: Từ lâu, Omega vẫn được biết đến là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo Omega. Omega chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Nếu thiếu Omega trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Omega rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là trẻ sinh non, chậm nói hoặc bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Omega là một nhóm các axit béo chưa no cần thiết đa nối đôi gồm DHA – EPA – ALA. Các axit béo chưa no cần thiết này cơ thể không tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm.

Trong đó DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là một chất béo Omega 3 có giá trị tương tự như DHA và EPA. Khi vào cơ thể, ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA, giúp cung cấp năng lượng và nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ của trẻ, giúp tăng sự tập trung, chú ý, cải thiện nhận thức cho trẻ, giúp bé phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, đánh giá, bắt chước.

Theo đó, Omega có thể có trong thực vật và động vật qua thực phẩm, khi vào trong cơ thể đều có giá trị hấp thu như nhau, giúp não bộ phát triển. Omega thực vật chủ yếu lấy từ các loại hạt có dầu như: Dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó, quả lý chua đen… Omega động vật chủ yếu lấy từ cá biển.

Tuy nhiên, khác với Omega từ nguồn động vật liên quan đến nguồn nguyên liệu từ cá biển khai thác tự nhiên có khả năng ô nhiễm; Omega thực vật có thể kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khi gieo trồng. Bên cạnh đó, Omega từ nguồn thực vật còn có dưỡng chất ALA (Alpha Lipoic acid) là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào trước sự phá hủy của các gốc tự do. Omega thực vật còn có tính bền vững cao, không bị biến chất và được bảo toàn tốt hơn.

Tuy nhiên, cả Omega nguồn gốc từ động vật hay thực vật đều rất cần thiết và có giá trị hấp thu như nhau đối với sự phát triển trí não của trẻ. Cha mẹ cần hiểu rõ về bản chất của hai loại nguồn gốc Omega này để có sự lựa chọn phù hợp với trẻ.

Chuyên gia cũng khuyến cáo, trẻ sơ sinh cũng có thể bổ sung Omega, nhất là sử dụng Omega thực vật mà không gây kích ứng, nôn trớ. Cha mẹ khi muốn bổ sung Omega cho trẻ cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có mức bổ sung phù hợp. 

TN
WHO, UNICEF kêu gọi Việt Nam tăng cường thực thi quy định về bổ sung vi chất vào thực phẩm
WHO, UNICEF kêu gọi Việt Nam tăng cường thực thi quy định về bổ sung vi chất vào thực phẩm

Ngày 1/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ra tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ và các cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào muối, bột mì, dầu ăn, sử dụng muối i-ốt và bột mì đã bổ sung vi chất trong chế biến thực phẩm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN