Tăng tốc mỗi năm 20%, du lịch Hải Tiến thật sự khiến xứ Thanh tự hào!

Hải Tiến thật sự đã là một cái tên đầy khám phá mà những người yêu “xách ba lô lên và đi” hè 2 năm nay đều "nhăm nhe".

Chú thích ảnh
Hải Tiến hiện đã có 6.000 phòng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi tới với điểm đến mới này.

Mùa du lịch 2019 đã qua được hơn 2 tháng, thời gian quá đủ để TS Lê Xuân Thảo, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), có thể yên tâm về con số 1,5 triệu lượt khách mà vùng đất du lịch non trẻ này của Thanh Hóa đặt ra cho mình. Năm 2018, lượng khách du lịch đến Hải Tiến là 1,3 triệu lượt. “Hiện tại, lượng khách du lịch đến Hải Tiến đã khoảng hơn 800.000 lượt, còn tháng 8 và chớm đầu tháng 9 cho mùa du lịch nữa, nên chúng tôi yên tâm là sẽ đạt con số 1,5 triệu lượt như kế hoạch đặt ra”, TS Lê Xuân Thảo chia sẻ.

Chắc sẽ không khó đâu, vì Hải Tiến thật sự đã là một cái tên đầy khám phá mà những người yêu “xách ba lô lên và đi” hè 2 năm nay đều nhăm nhe. Khách đến Hải Tiến ngày càng nhiều, các DN tổ chức đi du lịch cho nhân viên của mình, có cả DN Nhật, Hàn Quốc. Rồi các gia đình đi du lịch tự túc, cũng chọn nơi đây. Nên dù con số phòng đã lên tới 6.000 (so với 500 phòng đầu tiên), trong đó không ít là khách sạn 3 sao, 4 sao; vẫn có lúc Hải Tiến “cháy” phòng.

Cũng may, dù du lịch đông đảo thế nhưng người dân nơi đây vẫn còn nguyên được sự thuần khiết của mình, vẫn chưa “chặt chém” và vẫn sẵn sàng cho khách đi xe điện miễn phí nếu quãng đường gần. Nên dân du lịch vẫn đang đồn thổi nhau, đây là điểm du lịch “ngon, bổ, rẻ”. Ăn ngon, hải sản  tươi roi rói, mà giá thì rất bình dân. Còn về cảnh đẹp, thì cái vẻ hoang sơ của vùng đất cách đây 9 năm chỉ toàn là dứa dại, phi lao, thậm chí rắn phi vèo vèo…; giờ đã được khai phá và hiện đại hơn rất nhiều; nhưng vẫn ẩn chứa chất “sinh thái” là điều du khách đang rất mê.

Hải Tiến nằm ở bờ biển Hoằng Hóa, với chiều dài 12km, nối liền hai cửa: Lạch Trường phía Bắc và Lạch Trào phía Nam. Có biển, lại có cả núi: Núi Trường ở phía Bắc. Ròi còn có cả sông Cung bao quanh phía Tây. Một vùng nước biếc, non xanh, cát trắng, nắng vàng như thế; lại nổi tiếng là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đất “văn vật”. Quả thật, có quá nhiều tiềm năng để Hải Tiến có thể định vị trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Chú thích ảnh
Nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại đã xuất hiện tại Hải Tiến.

Nhưng mọi thứ sẽ vẫn đứng ở chữ “tiềm năng” và cuộc sống người dân nơi đây sẽ vẫn dừng ở cảnh nghèo đói, thuộc diện xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước trợ cấp… nếu không có những tấm lòng yêu quê hương như của TS Lê Xuân Thảo và vợ ông TS Lê Bích Thắng, là hai nhà khoa học, nhưng lại cũng là những người có tâm, đau đáu muốn  mang những điều tốt đẹp tới cho mảnh đất quê hương mình. Cái thời điểm cách đây 9 năm, năm 2000, khi hai vợ chồng quyết định kêu gọi thêm 7 DN khác của Thanh Hóa về cùng nhau khai phá bãi biển Hải Tiến “chỉ có cát, xương rồng, san hô và những mái lều tạm run run trong gió”, quả thật họ đã rất dũng cảm và có tầm nhìn; để thấy được tiềm năng du lịch nơi đây, để quyết định “được ăn cả ngã về không” đầu tư sạch cả gia sản… Và để hôm nay, một “tổ hợp” du lịch Hải Tiến đã thành hình hài tươi sáng, dân có công ăn việc làm, DN có cơ hội phát triển, địa phương vươn lên thành nông thôn mới, thu nhập tăng từ 200 tỷ/ năm lên 800 tỷ/ năm vào năm 2018. Còn minh chứng nào “hùng hồn” hơn cho những thành công của việc đầu tư cho du lịch trên mảnh đất ven biển nghèo đói ngày xưa này…

Chú thích ảnh
Rất nhiều cơ quan, đơn vị đã chọn Hải Tiến cho chuyến du lịch hè của mình.

Giờ đây Hải Tiến đang thay đổi từng ngày. Mỗi mùa du lịch mỗi khác. Chính quyền đầu tư làm đường nhựa hai làn trải vào tận nơi, rồi điện 35kV, rồi nước sạch. Còn DN thì tự đầu tư phát triển du lịch của mình, với con số lên tới 60 DN đầu tư, mở mang khu du lịch Hải Tiến lên tới 2.000ha, với 6.000 phòng ở như đã nói ở trên. Một khu vui chơi cảm giác mạnh đã được mọc lên, cùng với một công viên nước. Một cầu cảng du lịch trở thành điểm “check-in” mới tại mảnh đất này cũng đã  thành hình hài. Chợ Hải Tiến được đầu tư hơn 12 tỷ đồng, là nơi chuyên bán hải sản cũng đã ngày càng thu hút du khách tìm đến.

Với các công trình tâm linh, thì chùa Bụt đang được xây dựng, khu đền thờ Tô Hiến Thành vừa được trùng tu, nằm cách Hải Tiến 500 m. Đây cũng sẽ là những điểm đến cho du khách khi tới với Hải Tiến.

Chú thích ảnh

Nhưng không dừng ở thế đâu, “tham vọng” của ông Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Tiến, cũng chính  là giám đốc Khu dịch biển Ánh Phương- Hải Tiến, TS Lê Xuân Thảo còn nhiều hơn thế! Cùng với địa phương và những thành viên Hiệp hội, ông đang kêu gọi các dự án đầu tư lớn làm thay đổi diện mạo của Hải Tiến. Là Khu vực Yến - Trường - Hải với diện tích 1.300 ha, ôm trọn dãy núi Linh Trường hội tụ đủ các điều kiện để có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp; dự kiến sẽ được đầu tư sân golf 8 lỗ, các khu vui chơi cao cấp… Hai khu Hoàng Phụ 500ha, đang được Flamingo khảo sát để đầu tư. Cùng với đó, nếu Sân bay Thọ Xuân được nâng cấp thành sân bay Quốc tế, thì cũng có nghĩa là khách du lịch quốc tế sẽ đến với Hải Tiến nhiều hơn.

Chú thích ảnh

Hiện tại, Hải Tiến cũng như Sầm Sơn, vẫn là du lịch mùa vụ, một năm 4 tháng  làm việc, rồi nghỉ chờ mùa tới. Nhưng đó không phải là điều ông Chủ tịch Hiệp hội Lê Xuân Thảo hài lòng, mục tiêu của ông là sẽ có một Hải Tiến quanh năm nhộn nhịp, bởi mảnh đất này xứng đáng được yêu thích nhiều tới thế. Rồi, còn phải lo tới việc tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi thêm đầu tư; đồng thời xây dựng một văn hóa du lịch cho riêng Hải Tiến. Việc vẫn còn nhiều lắm, nên với “ông chủ” vẫn ngày ngày như con thoi giữa Hải Tiến và Hà Nội, niềm đam mê tiếp tục mang tới cơ hội cho mảnh đất quê hương mình vẫn chưa hề tắt.

PV
‘Ngày hội đầu tư bất động sản du lịch biển miền Trung 2019’
‘Ngày hội đầu tư bất động sản du lịch biển miền Trung 2019’

Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung (ĐXNMT) vừa tổ chức “Ngày hội đầu tư bất động sản (BĐS) du lịch biển miền Trung 2019” tại Pullman (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN