Trao quyền cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã nỗ lực để tăng trưởng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu và tăng tốc xuất khẩu.

“Báo cáo Hoạt động 2023: Trao quyền cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” mà Amazon Global Selling Việt Nam vừa công bố, đã khẳng định những nỗ lực đầu tư, đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tăng trưởng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu và tăng tốc xuất khẩu.

Chú thích ảnh
Các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau. Ảnh: Kim Há/TTXVN

Báo cáo cho thấy, trong vòng 12 tháng (tính đến hết ngày 31/8/2023), các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, giá trị xuất khẩu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể mở khóa cơ hội kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon.

Theo báo cáo, danh mục sản phẩm từ Việt Nam ngày càng đa dạng, tăng trưởng 70% số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon. Cụ thể, với hơn 17 triệu sản phẩm bán ra, các đối tác bán hàng Việt Nam ghi nhận 70% tăng trưởng về số lượng sản phẩm xuất khẩu qua Amazon. Top 5 danh mục sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa; Nhà bếp; Sức khoẻ & Chăm sóc cá nhân; May mặc; Làm đẹp/

Danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc. Đặc biệt, với sự thăng hạng và mới nổi của các ngành hàng đang trên đà tăng tốc trong các năm gần đây như Sức khỏe và Chăm sóc cá nhân, và ngành Làm đẹp, bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng mở rộng, mang đến nhiều hơn lựa chọn danh mục sản phẩm cho khách hàng toàn cầu.

Chú thích ảnh

Từ danh mục sản phẩm bán chạy, các doanh nghiệp trong nước còn tự tin khai thác các sản phẩm phục vụ thị trường ngách để tăng cơ hội thành công. Điển hình là Abera, thương hiệu làm đẹp Made-in-Vietnam, phát triển các sản phẩm có công dụng đặc trị, khai thác ứng dụng hoàn toàn mới từ các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên. Abera đặt khách hàng làm trọng tâm khi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đồng thời đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản từ bước đầu giúp tăng nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

Nhờ đó, chỉ chưa đầy một năm kinh doanh trên Amazon, Abera đã đạt mốc doanh thu triệu đô, tỷ lệ chuyển đổi tăng gấp 5-6 lần. Sự khởi sắc ấn tượng của Abera là “cờ hiệu” cho các thương hiệu làm đẹp từ Việt Nam tạo dựng bản sắc riêng, đa dạng hóa lựa chọn sản phẩm phục vụ người tiêu dùng quốc tế.

Tiếp theo đó, giá trị xuất khẩu tăng 50%: Thương mại điện tử xuyên biên giới mở đường xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam ở mọi quy mô và loại hình. Hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang bán hàng và xuất khẩu hàng hoá thông qua Amazon. Trong vòng 12 tháng, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 40%.

Trong đó gồm các chuỗi bán lẻ đã thành công tạo dựng thương hiệu trong nước và đặt mục tiêu ra quốc tế, sẵn sàng điều chỉnh danh mục sản phẩm phù hợp thị hiếu toàn cầu, như thời trang Lamer; hay các nhà sản xuất truyền thống chuyển trọng tâm sang xuất khẩu trực tuyến B2C, như nội ngoại thất gỗ Beefurni; các công ty khởi nghiệp kinh doanh trên Amazon và chú trọng xây dựng thương hiệu quốc tế từ bước đầu, như gỗ gia dụng nhà bếp và trang trí Tidita và thương hiệu làm đẹp Abera.

Dù thách thức, các doanh nghiệp kể trên đã mạnh mẽ vươn mình phát triển với thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời khích lệ các doanh nghiệp trong nước, ở mọi quy mô, loại hình kinh doanh, nắm bắt cơ hội xuất khẩu thương hiệu và sản phẩm trực tiếp đến khách hàng toàn cầu.

Thông qua đó, các đối tác bán hàng Việt Nam góp phần “đánh thức” tiềm lực kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao năng lực chuyển đổi số, kỹ thuật số cho lực lượng lao động địa phương, từ đó mở khóa cơ hội và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung.

Cuối cùng, các đối tác bán hàng Việt Nam tận dụng các công cụ, chương trình và dịch vụ mới và được cải tiến của Amazon làm bệ phóng tăng trưởng

Ông Trung Bùi, nhà sáng lập TIDITA, thương hiệu đồ gỗ nhà bếp và trang trí nhà cửa từ tỉnh Bình Dương cho biết: “Công thức thành công của TIDITA có thể gói gọn trong ba yếu tố chính: đầu tư mạnh mẽ vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tư duy kinh doanh bền vững với việc sớm xây dựng thương hiệu trên Amazon, và tận dụng các công cụ sẵn có từ Amazon để tăng giá trị thương hiệu. Amazon đã thực sự mang lại một sân chơi công bằng và thành công cho bất kỳ ai sẵn sàng nỗ lực học hỏi và đưa sản phẩm của họ ra thị trường”.

Hành trình của thời trang Lamer – doanh nghiệp có nhà máy đặt tại Nam Định đã tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới thông qua bán hàng toàn cầu trên Amazon được tinh gọn, tối ưu chi phí nhờ sử dụng Dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA). Không chỉ Lamer, hàng nghìn đối tác bán hàng Việt Nam đã tận dụng thế mạnh của FBA, để Amazon đảm nhận việc hoàn thiện đơn hàng từ khâu lưu kho và quản trị lưu kho, lấy hàng, đóng gói, vận chuyển và dịch vụ khách hàng. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tận dụng FBA tăng trên 70%, doanh số bán hàng của họ tăng trên 80%.

PV
Công bố Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
Công bố Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

Ngày 23/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo Công bố nghiên cứu đầu tiên về các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam. Báo cáo có tựa đề "Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua tháo gỡ các rào cản: Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN