Tây Ninh còn có quần thể danh thắng núi Bà Đen lừng danh, được du khách trong và ngoài nước biết đến, với diện tích tự nhiên lên đến khoảng 24 km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đencó độ cao 986m, là ngọn núi cao nhất ở Đông Nam Bộ, quanh năm luôn che phủ bởi mây mù; có hồ Dầu Tiếng công trình thuỷ nông nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, với diện tích mặt nước là 27km2; có Tòa Thánh Cao Đài– một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và nhiều danh lam thắng cảnh khác như Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, du lịch ven sông Vàm Cỏ Đông... với vẻ đẹp trong lành, hoang sơ tự nhiên.
Ngoài ra, ẩm thực tại Tây Ninh cũng rất phong phú, đa dạng như bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng, bò tơ Tây Ninh, muối tôm Tây Ninh và các món chay của tôn giáo Cao Đài, được xem là một trong những thế mạnh để tỉnh phát triển các loại hình du lịch.
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Tây Ninh đều tăng khá đáng kể. Mỗi năm, ngành du lịch của tỉnh đón từ 4 đến 4,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoàinước đến với Tây Ninh, doanh thu từ du lịch tăng trưởng từ 5% đến 15% mỗi năm được xemlà một trong những nỗ lực lớn của tỉnh trong vấn đề thu hút du lịch.
Tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về định hướng phát triển du lịch, văn hóa và thể thao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, Tây Ninh bước đầu đã kêu gọi được một số nhà đầu tư cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch như: Tập đoàn Vingroup đầu tư Trung tâm thương mại, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và nhà phố Shophouse;tỉnh đã kêu gọi được Công ty Cổ phần Mặt trời Tây Ninh thuộc Tập đoàn Sun Group - một trong những Tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực vui chơi, giải trí, du lịch với các dự án đầu tư tuyến cáp treo và các công trình phụ trợ tại Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, với kỳ vọng đến năm 2030 Tây Ninh sẽ bứt phá thành công phát triển về du lịch, biến ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa tỉnh.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch cho rằng, Tây Ninh hiện cònkhá nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác triệt để; hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch chưa được đầu tư tương xứng, toàn tỉnh chỉ có 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 1 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế(nhưng chủ yếu tư vấn khách du lịch đi nước ngoài); các cơ sở lưu trú còn khá hạn hẹpchỉ có 608 cơ sở lưu trú/6.773 phòng. Trong đó, Khách sạn tương đương 5 sao chỉ có 1 cơ sở, khách sạn 3 sao1 cơ sở, khách sạn 2 sao8 cơ sở, khách sạn 1 sao18 cơ sởlà quá ít so với nhu cầu thực tế về du lịch.
Ngoài ra, theo thống kê năm 2018, Tây Ninh có 2.800 lao động trong lĩnh vực phục vụ du lịch(trong đó gần 62% làm trong lĩnh vực lưu trú), nhưng đội ngũ lao động này qua đào tạo từ trung cấp trở lên chỉ chiếm 35%, còn lại gần 65% là chưa qua đào tạo; sản phẩm du lịch của Tây Ninh còn mang tính mùa vụ rất cao, khách du lịch chỉ đến với Tây Ninh vào hai mùa cao điểm là tháng giêng và tháng 8, chủ yếu là khách du lịch tâm linhđến phúng viếng, lễ phật rồi về trong ngày, nên là một trong những hạn chế của ngành du lịch của địa phương.
Theo Bộ trưởngBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện thìTây Ninh là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh... nên tiềm năng phát triển về du lịch là rất lớn, cần tập trung khai thác triệt để thế mạnh này; theo đó cần phải gắn kết việc phát triển du lịch với công tác bảo tồn. Khi du lịch có nguồn thu sẽ quay lại thực hiện tu bổ di tích, di tích được phát huy giá trị sẽ thu hút khách du lịch, mang lại giá trị văn hóa, phát triển song hành với kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, Tây Ninh cần phải chú trọng phát triển du lịch hơn nữa, xứng tầm với các tiềm năng sẵn có; trong đó, cần chú trọng phát triển ngành du lịch phong phú, đa dạng, gắn kết các điểm du lịch tạo thành chuỗi liên kết để thu hút du lịch quanh năm (tránh trường hợp chỉ thu hút khách du lịch theo mùa vào các dịp lễ hội, lễ tết). Bên cạnh đó, phải giữ chân được du khách lưu trú lại Tây Ninh thì mới khai thác được các dịch vụ đi kèm khác, mang lại nguồn thu ổn định từ du lịch.
Trong 6 tháng đầu năm 2019,ngành du lịch Tây Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch. Trong đó, khách lưu trú đạt gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 12,5%; khách lữ hành gần 13.000 lượt khách, tăng 2%; khách tham quan tại các khu điểm du lịch đạt trên 2,2 triệu lượt khách, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt trên 545 tỷ đồng, tăng 14,6%.
Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên du lịch của Tây Ninh khá phong phú và đa dạng, hội đủ yếu tố để phát triển các loại hình du lịch truyền thống, du lịch tâm linhgắn với lễ hội và tín ngưỡng, du lịch sinh thái, mạo hiểm, làng nghề, ẩm thực... hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong những năm sắp tới.