Người dùng APAC cần cẩn trọng bảo vệ thiết bị đầu cuối

Theo Kaspersky, việc chuyển đổi các công ty và doanh nghiệp trở thành những không gian ảo, được kết nối không còn là một lựa chọn nữa mà là đòi hỏi sống còn, chủ yếu là do áp lực ngày càng cao do đại dịch gây ra. 

Chú thích ảnh

Cụ thể, những đột phá về công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), 5G... sẽ tạo dựng một tương lai tùy biến. Theo đó, các sản phẩm và dịch vụ sẽ được phát triển phù hợp với mong muốn của người dùng. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các mối đe dọa bảo mật tấn công vào ngành sản xuất khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) khi mọi công nghệ đều được ứng dụng trong sản xuất, đồ vật, sản phẩm, từ cá nhân đến thương mại hoá...

Báo cáo mới nhất từ Kaspersky về các hệ thống tự động hóa công nghiệp đã cho thấy, châu Á và châu Phi kém an toàn hơn so với toàn cầu trong sáu tháng đầu năm 2020. Liên quan đến mã độc tống tiền, hơn một nửa số quốc gia nằm trong Top 15 khu vực APAC. Do đó, các doanh nghiệp cần sử dụng giải pháp An ninh mạng công nghiệp của Kaspersky để bảo vệ riêng cho thiết bị đầu cuối trong mạng công nghiệp.

Kaspersky hợp tác trong chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”
Kaspersky hợp tác trong chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”

Cùng với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, Kaspersky công bố tham gia chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN