Hiệu quả từ dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt Vĩnh Phúc

Xử lý tình trạng tái diễn ngập úng cục bộ sau mưa lớn ở 7 huyện, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) những năm qua luôn là vấn đề cấp bách trước tốc độ đô thị hóa nhanh, làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt Vĩnh Phúc do Ban Quản lý dự án (BQLDA) sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) thực hiện từ năm 2017 đến nay bước đầu đầu phát huy hiệu quả chống ngập lụt tại địa phương.

Chú thích ảnh
Trạm bơm đã đi vào khai thác, vận hành.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.815 tỷ đồng, trong đó, vốn đối ứng hơn 1.532 tỷ đồng, vốn vay WB gần 3.284 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án theo chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt đến 30/6/2025; thời hạn giải ngân theo Hiệp định vay

vốn đến hết ngày 8/7/2024, xây dựng tại các huyện, thành phố: Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên…

Dự án được xây dựng với mục tiêu tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ; tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và điều hoà cho sông Phan, sông Cà Lồ; cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hoà, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Chú thích ảnh
Dự án được xây dựng với mục tiêu tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai.

Theo VPMO, đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục cơ bản của toàn bộ các hợp phần và đã bước đầu phát huy hiệu quả từ đầu năm 2024. Cụ thể, trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Bắc từ đầu mùa mưa, đặc biệt là sau cơn bão số 2, cũng như các đợt áp thấp nhiệt đới và các đợt mưa lớn đầu tháng 8/2024… đã gây ngập cục bộ tại địa phương, dự án đã phát huy năng lực kiểm soát tình trạng ngập úng. Các trạm bơm đã đi vào khai thác, vận hành, với tổng lượng lũ tiêu thoát ra sông Hồng và sông Phó Đáy đạt trên 35 triệu m3 nước; kiểm soát lũ và đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh tại đô thị cũng như sản xuất nông lâm thuỷ sản… Qua đó, góp phần giảm diện tích bị thiệt hại do ngập úng, giảm chi cho ngân sách tỉnh.

Ngoài việc kiểm soát ngập úng, dự án vẫn giữ lại được lượng nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo sinh thái cho khu vực dự án triển khai. Theo các chỉ số phát triển của Dự án được WB đánh giá khi hoàn thành từ đầu năm 2024 đến nay, khoảng 495.000 người dân địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ dự án; khoảng 100.000 người được hưởng lợi do cắt giảm 19 điểm xử lý nước thải phân tán dọc sông Phan do không có quỹ đất và địa điểm xây dựng; khoảng 712 km2 diện tích tại 7 huyện, thành phố được bảo vệ khỏi ngập lụt…

Đáng chú ý, trong đợt mưa lũ sau cơn bão số 2 cuối tháng 7/2024 và các đợt mưa lớn kéo dài tại tỉnh Vĩnh Phúc đầu tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã hứng chịu lượng mưa lớn, nước sông Phan dâng cao trên 7,5 m, kèm theo việc xả các hồ Thanh Lanh, Đại Lải… khiến mực nước sông Hồng tại Vĩnh Phúc dâng cao, đã gây ra một số điểm sạt trượt mái và mặt kênh của kênh xả Trạm bơm Kim Xá (1 điểm khoảng 40 m), Kênh hút Nguyệt Đức sạt trượt bờ kênh tại cầu giao thông số 2 khoảng 10 m, Kênh xả trạm bơm Nguyệt Đức đoạn cuối tuyến tại xã Trung Hà dài khoảng 400 m tiếp giáp với sông Hồng...

Ngay tại thời điểm mưa to kéo dài nhiều ngày, VPMO đã chỉ đạo các nhà thầu thi công cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên ứng trực 24/24 theo dõi các điểm có nguy cơ sụt lún để kịp thời khắc phục và ngay sau khi có hiện tượng sạt trượt, VPMO đã chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn giám sát đưa ra phương án khắc phục, đảm bảo bơm tiêu thoát lũ trong mùa mưa lũ. Ngay tại những thời điểm mưa lũ khó phức tạp, VPMO đã huy động nhân lực, máy móc và vật tư thiết bị để khắc phục, đảm bảo chất lượng công trình; đồng thời, cam kết nghiệm thu công trình đúng theo thiết kế vận hành trong năm 2024, đầu năm 2025.

PV
Tháo gỡ khó khăn, di dời người dân vùng ngập lụt, sạt lở bờ sông Thạch Hãn 
Tháo gỡ khó khăn, di dời người dân vùng ngập lụt, sạt lở bờ sông Thạch Hãn 

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn (dự án), xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 24/8/2016. Dự án đã hoàn thành và mang tính khẩn cấp nhưng đến nay phần lớn hộ dân thuộc diện di dời chưa chuyển đến ở.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN