Doanh nghiệp bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Là một trong những nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam, những năm qua, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) – doanh nghiệp quản lý và vận hành mỏ đa kim Núi Pháo tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn xác định bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững. Nhờ vậy, nhiều năm qua Masan High-Tech Materials được vinh danh “Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam”.

Chú thích ảnh

Kiểm soát chặt chẽ, xử lý triệt để nguồn thải

Tại mỏ Núi Pháo, phần lớn nước thải từ hồ chứa đuôi quặng OTC và STC sẽ được bơm tuần hoàn về nhà máy chế biến để tái sử dụng, một phần được bơm về xử lý tại Trạm xử lý nước thải để xử lý trước khi xả ra môi trường.

Trạm xử lý nước thải tập trung mỏ Núi Pháo có công suất 36.000 m3/ngày đêm sử dụng công nghệ hiện đại nhất của Châu Âu. Tại các cửa xả thải, Masan High-Tech Materials đã lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục để quan trắc chất lượng nước xả thải trước khi xả ra môi trường. Nước thải sau xử lý đạt giới hạn cho phép theo Giấy phép xả thải mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp cho Công ty.

Bên cạnh đó, các loại chất thải sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại được thu gom, phân loại tại nguồn và chuyển giao cho nhà thầu đủ chức năng xử lý. Việc cải tạo, phục hồi (HCS) môi trường trong khai thác mỏ cũng được Công ty đầu tư thực hiện.

Tại H.C. Starck  - đơn vị thành viên của Masan High-Tech Materials, hầu hết các chất thải sản xuất được tái chế, góp phần giảm thiểu chi phí xử lý và bảo vệ môi trường. Năm 2021, tổng lượng chất thải phát sinh và được tái chế, xử lý hơn 5.700 tấn, trong đó chất thải tái chế chiếm 48% tổng lượng chất thải phát sinh, tỷ lệ tái chế các loại chất thải ở các nhà máy của HCS lên tới 75%...

Cải tạo, phục hồi môi trường

Có mặt tại mỏ Núi Pháo, những mảng xanh của rừng, của cây khiến cho quang cảnh mỏ đa kim lớn hàng đầu thế giới như một vùng đô thị yên bình.

Ông Trần Văn Tuân – Quản lý Môi trường cho biết: “Công tác cải tạo, phục hồi môi trường tại các khu vực khai thác mỏ hiện đã ổn định đất. Nhờ được chăm sóc định kỳ nên các diện tích đã cải tạo, phục hồi từ những năm trước đã giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn, cải tạo đất và cải tạo hệ sinh thái…”.

Năm qua, Công ty đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường cho khoảng 2,4ha tại các khu vực bãi đất đá thải và các khu vực khác bị xáo trộn đất trong quá trình khai thác, sản xuất. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng diện tích đã được cải tạo, phục hồi lên tới hơn 60ha. Bên cạnh đó, Công ty cũng thực hiện trồng thử nghiệm các loại cây gỗ cứng bản địa để khảo sát, đánh giá khả năng sử dụng những loại cây này cho chương trình cải tạo, phục hồi môi trường trong tương lai…

Hướng tới các giải pháp bền vững

Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, vệc phát triển các ngành công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon, loại bỏ dần “đế chế” nhiên liệu hóa thạch là xu hướng tất yếu của phát triển bền vững. Để ứng phó với biến đổi khí hậu theo Hiệp ước Khí hậu của Liên hợp quốc, Masan High-Tech Materials đã xây dựng chính sách khí hậu tương ứng với mục tiêu giảm lượng khí thải các-bon bằng cách phát triển các quy trình, sử dụng công nghệ mới và năng lượng tái tạo.

Chú thích ảnh

Từ năm 2018, Công ty đã ký quỹ 1,5 tỷ đồng cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên để trồng thay thế 26,7 ha rừng đã được đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Núi Pháo. Từ nguồn vốn này, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên đã sử dụng số tiền này để trồng 50 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tại các xã: Bảo Linh, Định Biên, Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên). Theo tính toán ban đầu, lượng CO2 tích lũy từ diện tích rừng trồng theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường hàng năm và diện tích rừng trồng thay thế tại huyện Định Hóa như một giải pháp cầu nối cần chú trọng thực hiện để hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon, cân bằng khí hậu. Ngoài ra, Công ty cũng có kế hoạch phát triển và lắp đặt trang trại điện mặt trời tại mỏ Núi Pháo...

Ông Ashley McAleese – Giám đốc Điều hành chia sẻ: “Hiện nay, Masan High-Tech Materials đang theo dõi sát sao lộ trình phát triển và thời gian triển khai thị trường tín chỉ các-bon tại Việt Nam, cũng như việc hoàn thiện khung pháp lý để định hướng cho hoạt động này, sẵn sàng đón đầu cơ hội tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon, góp phần vào mục tiêu chung giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường”.

Với những giải pháp cụ thể, cùng sự đầu tư trọng tâm, trọng điểm trong công tác bảo vệ môi trường, Masan High-Tech Materials đang từng bước khẳng định vị thế của nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu công nghệ cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên và của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế, vươn xa toàn cầu./.

Hoàng Nguyên
Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao
Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao

Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2022 với chủ đề “Tăng trưởng Bền vững”, tại Khách sạn Melia Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN